Giới trẻ đọc sách như thế nào?

Văn hóa đọc” là cụm từ gần đây được nói đến rất nhiều, đặc biệt nhân loạt sự kiện “Ngày hội sách và văn hóa đọc” hướng tới ngày 23.4 hằng năm là Ngày Sách và Bản quyền thế giới, được tổ chức quy mô toàn quốc.

Sách học và giải trí

Đọc sách, một mặt là phương thức học tập rất hữu hiệu, mặt khác cũng là cách giải trí rất nhẹ nhàng. Nhưng hiện nay, đọc sách gần như là khái niệm khá xa xỉ với giới trẻ. Điều này thật mâu thuẫn với khối lượng sách báo được xuất bản.

Công bằng mà nói, giới trẻ cũng quan tâm đến sách. Chỉ có điều sách họ đọc chủ yếu là loại giải trí, ít nhân văn và thiếu tính nghệ thuật, thường là tiểu thuyết giải trí ít nhiều chứa yếu tố sex, hay tình ái lâm ly, hay truyện tranh của Nhật Bản, các loại truyện chưởng bộ, trinh thám. Còn các tác phẩm kinh điển như “Chiến tranh và hoà bình”, “Thép đã tôi thế đấy”, “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”... từng là sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ, thì nay nó trở nên lỗi thời với đại bộ phận thanh niên.

Giới trẻ nói chung, học sinh - sinh viên nói riêng ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các loại hình truyền thông đa phương tiện. Họ không xa lạ với Internet, nhưng thường chỉ tiếp cận với mục chơi là chính. Thư viện của các trường đại học ngày càng vắng hơn, thậm chí có những sinh viên chưa từng vào thư viện. Và có lẽ không đến 1% số sinh viên biết Thư viện Quốc gia ở đâu. Có một thực tế là nơi đây cũng chung số phận như thư viện ở các trường đại học.

Nhà giáo dục nói gì?

Có một thực tế đáng buồn là tình trạng sinh viên chuyên ngành văn học, văn hóa..., những lĩnh vực phải đọc nhiều - thì cũng rất ngại đọc. Giảng viên, TS Ngô Văn Giá - Trưởng khoa Sáng tác lý luận phê bình văn học (ĐH Văn hóa Hà Nội) - cho biết: Sinh viên của ông là dân văn hóa, báo chí, văn học chuyên ngành, nhưng phần lớn cũng rất lười đọc sách. Một trong những điều thầy thường phải nhắc nhở học trò là đọc, đọc thật nhiều và đọc có lựa chọn.

TS Ngô Văn Giá cũng chia sẻ: Sinh viên khoa Viết văn càng ngày càng trẻ hóa. Vì vậy kinh nghiệm sống, vốn đọc cũng rất mỏng. Không như trước đây, học viên vào đây đại đa số là những người dày “trường đời” cũng như “trường đọc”, họ sống và viết cũng rất khác. Còn bây giờ, chỉ biết hướng các em vào sự đọc để có một vốn kiến thức văn hóa xã hội nhất định.

Cô Vinh - giáo viên dạy văn, Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Q. Ba Đình, Hà Nội) - chia sẻ: Học trò từ tiểu học lên trung học hầu như không có thời gian để đọc sách. Chương trình học của các em rất nặng, ngoài chính khóa còn học thêm đủ thứ. Do vậy, sách giáo khoa nhiều em còn đọc không hết, huống chi là các loại sách khác. Có chăng chỉ là đọc thêm mấy quyển truyện tranh, hoặc đôi ba loại sách báo học trò là cùng. Để kiểm tra khả năng cảm thụ của học sinh, chỉ cần hỏi các em đã đọc những câu chuyện nào ngoài sách giáo khoa là đủ biết. Một học sinh vào lớp 6 mà đã đọc được mấy bộ truyện cổ tích thì sẽ không mấy khi học kém môn văn.

Định hướng của phụ huynh

Cái gốc của mỗi con người đều từ gia đình, vì vậy nếu một người ngay từ khi còn bé được sống trong môi trường có sự định hướng từ nhỏ sẽ có được thói quen tốt. Rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay không biết mua cho con loại sách nào để đọc. Chị Hà - kinh doanh tại chợ Láng Hạ (HN) - cho biết, chị không có thời gian quan tâm và dạy con được. Thời gian rảnh rỗi, con chị toàn xem phim hoạt hình, chứ không đọc sách. Chị cũng thương con, cả ngày đi học tối về còn học bài, nếu bắt cháu đọc sách thêm nữa chắc cháu không lớn nổi.

Anh Độ - kinh doanh tại nhà ở Nguyễn Trường Tộ (HN) chia sẻ: Con anh năm nay học năm nhất ĐH Kỹ thuật quân sự. Từ bé, cháu đã có thói quen đọc sách. Không cần đọc nhiều, mấy quyển truyện, mấy tờ báo theo đúng độ tuổi. Lớn lên, dù bận việc học, cháu vẫn dành thời gian để đọc. Anh cũng vậy, tuy ít đọc sách nhưng báo chí, tin tức hằng ngày không bao giờ anh bỏ.

Trong những năm gần đây, sự hiểu biết về khoa học tự nhiên có xu hướng tăng thì hiểu biết về khoa học xã hội lại càng kém đi. Nhiều cuộc thi cho thấy các bạn trẻ đã rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng về kiến thức văn hóa - xã hội. Có một thời chúng ta đổ lỗi do việc phân ban kéo theo sự học lệch. Điều đó cũng chỉ phần nào đúng. Cái chính nhất vẫn là chúng ta chưa tạo được thói quen đọc sách, có sự nhận thức đúng về hiệu quả của việc đọc sách. Bất cứ việc gì để thành công cũng phải trải qua một quá trình. Thiết nghĩ muốn nâng đọc sách thành một văn hóa, chúng ta phải có sự giáo dục từ cấp thấp nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

fb yt zl tw