Lễ cúng rừng của người Mông ở Si Ma Cai

LCĐT - Lễ cúng rừng của đồng bào vùng cao Lào Cai cũng như đồng bào dân tộc Mông ở Si Ma Cai từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu mỗi dịp đầu xuân.

Nghi lễ này được mọi người biết đến là dịp bà con thôn, bản cầu nguyện, mong muốn về cuộc sống ấm no, đồng thời quy ước bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh. Theo các già làng, xuất phát từ nguồn gốc của nghi lễ này hàng trăm năm trước, lễ cúng rừng còn có ý nghĩa đoàn kết trong cộng đồng các thôn, bản người Mông ở khu vực biên giới, nhằm giữ gìn bình yên cho bản làng, tương trợ lẫn nhau trước thế lực của kẻ thù ngoại bang.

Thầy cúng làm lễ cúng rừng
Thầy cúng làm lễ cúng rừng

Rừng thiêng tiếng Mông gọi là “Lùng sán”. Theo các già làng và người có uy tín trong cộng đồng, nghi lễ cúng rừng trên địa bàn bắt đầu được tổ chức từ thời vua Tự Đức (1848 - 1883). Khi đó, người dân cùng 2 vị tộc trưởng là Giàng Chẩn Mìn và Giàng Chẩn Hùng chọn khu rừng thôn Lùng Sán (xã Lùng Thẩn) làm lễ ăn thề, nguyện chung sức cùng Nhân dân các dân tộc đứng lên khởi nghĩa chống lại quân giặc Cờ vàng do Hoàng Sùng Anh (đóng đại bản doanh bên đất Hà Giang) cầm đầu đi cướp bóc dân làng. Không chịu khuất phục trước nạn thổ phỉ nhũng nhiễu, dưới sự chỉ huy của 2 tộc trưởng, đồng bào các dân tộc Si Ma Cai cùng người dân ở các xã trong huyện đoàn kết chống lại giặc Cờ vàng, nhanh chóng giành thắng lợi đem lại sự bình yên cho vùng đất này.

Ông Cư Seo Sùng, người có uy tín của Si Ma Cai cho biết, để tưởng nhớ công lao 2 vị tộc trưởng, Nhân dân các dân tộc Si Ma Cai đã chọn ngày Thìn tháng 2 và tháng 6 âm lịch hằng năm làm lễ dâng hương, cảm tạ công đức, đồng thời “cầu cho những cánh rừng sinh sôi, phát triển, nuôi sống con người, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hòa thuận, bình an, hạnh phúc”.

Đối với đồng bào Mông, rừng thiêng có nghĩa rất quan trọng trong cộng đồng làng bản. Rừng thiêng trong làng thường được giao cho 1 hoặc 2 người quản lý, phụ trách giải quyết mọi hoạt động liên quan đến cộng đồng và nghi lễ tâm linh trong 1 năm. Ngay từ xa xưa, đồng bào Mông nơi đây đã linh thiêng hóa khu rừng với ý thức tự nguyện bảo vệ các vị thần phù trợ cho thôn, bản. Ông Trần Hoài Long, Phó Trưởng phòng Văn hóa huyện Si Ma Cai cho biết, nghi lễ cúng rừng ở thôn Phố Cũ (thị trấn Si Ma Cai) và thôn Lùng Sán (xã Lùng Thẩn) là những nơi tổ chức nghi lễ lớn nhất vùng, bài bản nhất.

Khu rừng cúng của xã Lùng Thẩn là rừng già nguyên sinh, trong rừng có nhiều cây cổ thụ, có cây to đến 6 - 8 người ôm không xuể. Khu rừng cúng ở xã Si Ma Cai nằm ngay đầu thôn Phố Cũ, là nơi bảo vệ toàn bộ Nhân dân vùng Si Ma Cai bình an, làm ăn phát triển. Trong khu rừng có nhiều cây quý hiếm, nhưng có 1 cây cổ thụ to nhất được coi là cây thiêng, không ai dám chặt phá, đó là cây đa cổ thụ. Dưới gốc cây thiêng là nơi để tổ chức các nghi lễ cầu cúng, mọi người đều tự nguyện bảo vệ, không ai dám vi phạm các điều quy định tại rừng hoặc làm những việc không được phép trong khu rừng.

Nghi lễ cúng rừng của người Mông ở Si Ma Cai gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Người Mông quy định, lễ vật dâng cúng các vị thần trong nghi lễ cúng rừng phải thực hiện vào giờ Thìn. Buổi sáng, thầy cúng dẫn đầu đoàn người lên rừng cấm. Đi đầu là thầy cúng chính, sau đó là người có uy tín trong thôn, bản, trưởng thôn, người được bầu chủ rừng, tiếp theo đến thầy cúng phụ (nếu có), đi sau là các thành viên đại diện cho các gia đình trong thôn, bản. Đến nơi, mọi người tập trung dưới gốc cây cổ thụ, thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng lần thứ nhất dâng đồ sống, nghi lễ lần thứ hai cúng đồ chín. Trong không gian thiêng, thời gian thiêng, địa điểm thiêng, nghi lễ ăn thề bảo vệ rừng của người Mông ở Si Ma Cai diễn ra từ sáng sớm đến xế chiều. Thời gian, cách thức tổ chức cúng theo một tiến trình đan xen giữa các nghi lễ và hội. Sau nghi thức cúng sống, mọi người nghỉ ngơi tại rừng, cùng hưởng thụ rượu lộc, trò chuyện, tâm tình. Sau đó tiến hành nghi lễ cúng chín, xong mọi người tiếp tục ăn uống ngay tại rừng. Dưới tiết trời se lạnh của mùa xuân, cộng thêm không khí tĩnh lặng của núi rừng thiêng, con người và thiên nhiên như hòa vào một, gắn bó với nhau khó tách rời.

Trong ngày hội, các lễ vật sau khi dâng cúng được chia đều cho từng người. Ai cũng được ăn một miếng thịt nhỏ, uống chén rượu lộc... Mọi người quây quần nghe các già làng, trưởng bản hoặc thầy cúng phổ biến các quy ước, hương ước bảo vệ rừng thiêng, rừng đầu nguồn...

Nghi lễ cúng rừng của người Mông ở Si Ma Cai tồn tại qua nhiều thế kỷ từ thời phong kiến đến nay, liên tục bồi đắp thêm những nét phong tục đặc sắc, phù hợp, làm dày thêm giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thông qua nghi lễ, giữa con người và thiên nhiên có lời cam kết sống hòa hợp, hòa thuận với tự nhiên, thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các nghi thức ăn thề, quy ước trong cộng đồng trên địa bàn khi nghe tiếng súng báo hiệu giặc giã đến phải đồng lòng, dốc sức cùng nhau chống lại kẻ thù, bảo vệ bình yên cho thôn, bản vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

Mang đậm ý nghĩa tâm linh và nhân văn, ngày 15/3 vừa qua, lễ cúng rừng của người Mông ở Si Ma Cai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Sự ghi nhận này càng khắc sâu lòng tự hào của mỗi người dân Si Ma Cai về nghi lễ độc đáo của mình trong sự đa dạng và thống nhất, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw