Tìm con chữ bên bếp lửa hồng

LCĐT - Tận mắt thấy những “học sinh” lớn tuổi đánh vật với con chữ bên bếp lửa hồng giữa cái lạnh tái tê của vùng cao Sa Pa mới thấy những khó khăn và nỗ lực của ngành giáo dục và các địa phương trong công tác xóa mù chữ ở thị xã những năm vừa qua.

Tìm con chữ bên bếp lửa hồng ảnh 1

Chị Lý Thị Sa học chữ cùng con bên bếp lửa.

Vài năm trước, khi đi công tác trên địa bàn huyện Sa Pa (nay là thị xã Sa Pa), những người làm báo như chúng tôi không ít lần gặp khó khăn khi không thể giao tiếp với phụ nữ, người già là đồng bào dân tộc thiểu số bởi họ không biết chữ. Nhiều cuộc phỏng vấn nhân vật phải cần đến “trợ lý phiên dịch” là cán bộ xã, giáo viên, trưởng thôn hoặc một người dân có thể sử dụng tốt tiếng Việt. Tỷ lệ mù chữ còn cao khiến việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc kiến thức, kỹ năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đến với người dân cũng bị hạn chế, dẫn đến những khó khăn trong phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhiều người cũng vì không biết chữ mà bị đói nghèo đeo đuổi.

5 năm trước, không biết chữ từng là mặc cảm lớn của cô gái người Mông - Lý Thị Sa, thôn Bản Pho, xã Mường Hoa. Gần 30 tuổi, không biết đọc, biết viết để dạy con học mỗi ngày, không biết chữ nên không có kiến thức để làm ăn, phát triển sản xuất khiến chị càng thấy tự ti với bạn bè cùng trang lứa. Thậm chí, chị còn nhiều lần phải điểm chỉ thay cho ký tên, nhờ người biết chữ viết tên để “vẽ” theo mỗi khi đi làm thủ tục hành chính. Điện thoại di động của chị khi đó cũng cần người khác lưu hộ tên trong danh bạ. Nhận thức rõ những thiệt thòi ấy, Sa đã quyết tâm phải học bằng được chữ. Nhờ con trai dạy học chữ nhưng không hiệu quả, chị đã tham gia lớp xóa mù chữ buổi tối do ngành giáo dục tổ chức để học chữ.

Tìm con chữ bên bếp lửa hồng ảnh 2

Người dân xã Mường Hoa đi học chữ ban đêm.

“Nhờ tham gia lớp học xóa mù chữ nên tôi đã biết đọc, biết viết tiếng Việt. Biết chữ, tôi học được cách làm du lịch, đến bây giờ tôi có thể nhắn tin, tư vấn cho khách du lịch, nhận dịch vụ để kiếm thêm thu nhập” - Lý Thị Sa bộc bạch.

Sự mặc cảm khi không biết chữ như chị Sa cũng là suy nghĩ của nhiều nông dân khác ở Sa Pa. Không biết chữ, không biết cách làm kinh tế, đói nghèo đeo đuổi chính là động lực để thôi thúc bà con đến những lớp học xóa mù chữ. Mỗi buổi tối, sau khi hoàn thành mọi công việc, nhiều người lại cùng nhau tới lớp, ê a những bài học vỡ lòng. Lớp học đặc biệt ấy có cả người già, trẻ nhỏ, đủ các thành phần, lứa tuổi dắt nhau đi tìm “con chữ”. Tối ở Sa Pa thường lạnh nên bếp lửa bất đắc dĩ trở thành lớp học. Bên những bếp lửa hồng, nhiều người đã hoàn thành lớp xóa mù chữ.

Chị Giàng Thị Dinh, thôn Bản Pho, xã Mường Hoa tâm sự: Sau khi hoàn thành lớp xóa mù chữ, tôi có thể viết tên chồng, tên con và đọc những cuốn sách dễ hiểu. Nhờ biết chữ, tôi cũng có thể hướng dẫn cho các con học bài và động viên các chị em không biết chữ trong thôn cùng học chữ.

Theo rà soát của Sa Pa, thời điểm tháng 10/2014, số người mù chữ ở độ tuổi 15 - 35 của địa phương này khá cao, đặc biệt số người trong độ tuổi từ 26 đến 35 mù chữ chiếm 10,44%. Trước tình hình đó, từ năm 2015, Sa Pa đã triển khai Đề án “Xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ” trên địa bàn, giai đoạn 2015 - 2020. Ngành giáo dục đã phối hợp với chính quyền các địa phương lập danh sách đối tượng mù chữ, vận động đi học, mở, duy trì hiệu quả các lớp học xóa mù chữ và chống tái mù chữ tại các địa phương. Các đơn vị liên quan còn tổ chức nhiều hoạt động khuyến khích phong trào học tập trong cộng đồng.

Là một người có nhiều năm gắn bó với công tác xóa mù chữ cho người dân xã Mường Hoa, cô giáo Đào Thị Xuyến, Giáo viên Trường Phổ thông DTBT TH&THCS Hầu Thào cho biết: Ban đầu, việc vận động đối tượng mù chữ đi học rất khó khăn bởi họ thường tự ti, mặc cảm. Chúng tôi thường phải đến tận nhà tâm sự để người dân cởi mở hơn và phân tích cho họ hiểu được lợi ích của xóa mù chữ. Bản thân tôi cũng phải tự trau dồi tiếng Mông để sử dụng song song cả 2 thứ tiếng trong các tiết dạy. Tôi còn sử dụng các hình ảnh trực quan, dùng máy tính trình chiếu để các tiết học thêm thú vị, thu hút và hiệu quả hơn.

Tìm con chữ bên bếp lửa hồng ảnh 3

Các lớp học sau xóa mù chữ cần được duy trì.

Ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Hoa cho biết: Xã thường xuyên tổ chức các cuộc họp phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo, họp thôn, rà soát học viên, tổng hợp danh sách gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổ chức lớp học xóa mù chữ. Nhờ biết chữ, người dân có thể phục vụ tốt hơn cho phát triển du lịch cộng đồng. Đến nay, trên địa bàn xã không còn người không biết chữ. Tuy nhiên, chúng tôi mong tiếp tục có những lớp học chống tái mù chữ và nâng cao kiến thức cho người dân trên địa bàn xã.

Với những nỗ lực của ngành giáo dục và các địa phương, Sa Pa đã thực hiện vượt kế hoạch giao về mở các lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Đến nay, 94,3% số người độ tuổi từ 15 đến 35 biết chữ mức 2. Thị xã có 16/16 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục - xóa mù chữ mức độ 2. Tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn còn đó những nguy cơ tái mù chữ bởi nhiều người tuổi đã cao, trình độ, khả năng tiếp nhận còn hạn chế, lại không được thực hành tiếng Việt thường xuyên khiến họ nhanh chóng quên “con chữ”.

Việc biết chữ và học chữ không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình, mà còn giúp công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiến thức phát triển sản xuất đến người dân thuận lợi hơn. Để xóa mù chữ hiệu quả và bền vững, ngành giáo dục và các địa phương trên địa bàn Sa Pa vẫn phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt với công tác giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, góp phần nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5: Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đặc biệt là giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, xác định đo lường chất lượng là một trong những công cụ, giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Trong thời gian tới, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cùng sở y tế các cấp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tiếp tục tăng cường các biện pháp để kiểm soát tốt chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024. Công tác này dựa trên tinh thần bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Bộ Y tế trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” là hoạt động nằm trong chuỗi kế hoạch triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn II của Bộ Y tế hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Ngày 17/5, tại Ninh Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức Tổng kết và trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024.

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Ngày 17/5, tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan đã tổ chức buổi chạy thử thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”.

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chính thức đề xuất tăng 6% mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động so với mức hiện hành. Thời điểm áp dụng mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, cũng cập nhật, điều chỉnh phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu cho phù hợp thực tế.

Hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước

Hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước

Huyện Bảo Yên có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy. Các xã trên địa bàn có nhiều hệ thống suối, ao, hồ, điều này đặt ra nhiều khó khăn cho địa phương trong công tác đảm bảo an toàn sông nước.

fb yt zl tw