Xử phạt 209 trường hợp thông tin sai sự thật, xúc phạm tổ chức, cá nhân trên mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã xử lý hàng trăm trường hợp thông tin sai sự thật, xúc phạm tổ chức, cá nhân trên mạng, kể từ đầu năm 2024 đến nay.

Quyết liệt ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng.
Quyết liệt ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng.

Trả lời kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về giải pháp ngăn chặn thông tin xấu độc, xuyên tạc trên mạng, Bộ TT-TT cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng thanh tra Thông tin và Truyền thông đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 209 trường hợp với tổng số tiền xử phạt hơn 2,6 tỷ đồng về các hành vi thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân; quảng cáo sản phẩm, dịch vụ chưa được phép lưu hành, vi phạm chủ quyền quốc gia, quảng cáo tại các trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm pháp luật;

Xây dựng cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia cảnh báo hơn 125.000 địa chỉ website giả mạo; Triển khai Hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia, ngăn chặn hơn 14.522 website/blog, có 3.288 website lừa đảo trực tuyến; Triển khai Hệ sinh thái Tín nhiệm mạng đánh giá, xác nhận website đảm bảo an toàn thông tin mạng 7.396 website chính thống đã được gán nhãn.

Đồng thời, đàm phán định kỳ, đột xuất với Giám đốc phụ trách thị trường Việt Nam hoặc cấp cao hơn của các nền tảng xuyên biên giới lớn để đôn đốc, yêu cầu các nền tảng này tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam; Yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam (tỷ lệ đáp ứng đạt trên 92%), áp dụng biện pháp xử lý khẩn cấp trong các tình huống ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Thành lập Đoàn liên ngành, tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động của các mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới…

Trước tình trạng thông tin xấu độc còn diễn biến phức tạp, Bộ TT-TT cho biết, thời gian tới Bộ sẽ tăng cường thực hiện các quy định mới để quản lý chặt mạng xã hội trong và ngoài nước tại Nghị định số 147/2024/NĐ-CP như: Quy định về chặn gỡ nội dung, dịch vụ vi phạm trong vòng 24 giờ, chặn gỡ kịp thời với nội dung, dịch vụ vi phạm an ninh quốc gia; yêu cầu xác thực và định danh tài khoản của người dùng bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân; bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội;

MXH có trách nhiệm cấp xác thực (tick xanh) cho các tài khoản, trang, kênh của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, người có ảnh hưởng tại Việt Nam… kiểm tra, giám sát và loại bỏ thông tin, dịch vụ, ứng dụng vi phạm quy định pháp luật; trẻ em (dưới 16 tuổi) không được tạo tài khoản MXH; MXH phải thỏa thuận với cơ quan báo chí khi dẫn nội dung trên MXH; cung cấp công cụ tìm kiếm theo yêu cầu của Bộ TTTT, Bộ Công an; công khai thuật toán phân phối nội dung với người sử dụng …;

Tiếp tục nghiên cứu đầu tư, xây dựng các hệ thống rà quét thông tin trên mạng bằng AI; xây dựng, phát triển kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia, Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc trên các nền tảng mạng xã hội để đưa thông tin, nâng cao nhận thức cho người dân; Xây dựng Nền tảng kết nối Internet an toàn (SafeNet) để hỗ trợ bảo vệ an toàn mức cơ bản cho người dân.

Đối với công tác đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới duy trì tỷ lệ chặn gỡ nội dung xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới ở mức cao (>92%), gỡ nhiều tài khoản, trang, kênh, nhóm vi phạm hơn; Xử lý và buộc các nền tảng xuyên biên giới phải khắc phục các sai phạm, tuân thủ nghiêm pháp luật Việt Nam;

Và tiếp tục nắn chỉnh dòng tiền quảng cáo từ các nền tảng xuyên biên giới về các cơ quan báo chí, các trang thông tin điện tử, trang, kênh nội dung đã được xác thực.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Bộ TT-TT sẽ tăng cường rà soát, xử lý đối với việc đưa tin sai sự thật, bôi nhọ, xúc phạm đời tư các cá nhân, tổ chức, công dân, kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và phát tán thông tin độc hại trên Internet; Tiếp tục thực hiện đồng thời các biện pháp tiếp nhận, xác minh, xử lý các hành vi vi phạm trên môi trường mạng và hệ thống viễn thông… để ngăn chặn sự phát tán của tin xấu- độc, sai sự thật.

anninhthudo.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng mức phạt giúp thay đổi văn hóa giao thông

Tăng mức phạt giúp thay đổi văn hóa giao thông

Từ ngày 1/1 vừa qua, Luật trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có hiệu lực thực thi trong cuộc sống, cùng ngày, Nghị định 168 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng có hiệu lực với mức phạt tăng khá cao so với mức phạt cũ được quy định tại Nghị định 100 và Nghị định 123.

Cảnh giác lừa đảo mua sắm online

Cảnh giác lừa đảo mua sắm online

Thời điểm này, người tiêu dùng bắt đầu mua sắm nhiều hơn, đặc biệt là mua sắm online. Đây cũng là thời điểm lừa đảo trực tuyến lại “nóng”. Do đó, người tiêu dùng cần cảnh giác trước thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo. Số liệu từ cơ quan chức năng, thiệt hại ước tính do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 lên đến 18.900 tỷ đồng. Đáng chú ý, số nạn nhân bị lừa đảo lớn nhưng số người có thể lấy lại được tiền rất nhỏ.

Giải quyết, xử lý gần 1000 hộ dân làm nhà ở và công trình trên đất chưa phù hợp

Giải quyết, xử lý gần 1000 hộ dân làm nhà ở và công trình trên đất chưa phù hợp

Theo thống kê từ các địa phương trong tỉnh, tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 6.550 hộ dân và cá nhân làm nhà ở, công trình xây dựng trên đất chưa phù hợp với mục đích sử dụng đất. Riêng năm 2024, số lượng phát sinh rất ít do các huyện, thành phố tăng cường quản lý về đất đai, xây dựng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Những kết quả tích cực trong công tác thi hành án dân sự

Những kết quả tích cực trong công tác thi hành án dân sự

Theo lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh, năm công tác 2024 (tính từ ngày 1/10/2023 đến 30/9/2024), số lượng vụ việc và số tiền phải thi hành tăng đáng kể so với năm 2023, trong đó riêng số tiền thụ lý mới đã tăng 81%. Thêm vào đó, ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão Yagi (tháng 9/2024) càng làm gia tăng mức độ phức tạp của các vụ án, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xử lý của các cơ quan thi hành án.

fb yt zl tw