Xem bói, giải hạn online dịp đầu năm: Cẩn thận "tiền mất, tật mang"

Dịp đầu năm mới, nhiều người với mong muốn biết trước tai ương để phòng tránh hoặc tò mò về tương lai trong năm tới nên thường có thói quen đi xem bói, giải hạn. Nắm bắt được nhu cầu này, các loại dịch vụ xem bói và giải hạn online ngày càng nở rộ trên mạng xã hội.

Mặc dù đã được cảnh báo về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lợi dụng mê tín dị đoan để lừa đảo nhưng trên thực tế vẫn có nhiều người “sập bẫy”, rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang".

Chỉ cần nhập từ khóa “coi bói online”, “giải hạn online” trên các nền tảng mạng xã sẽ hiện ra hàng loạt thông tin quảng cáo về dịch vụ này, trong đó có những trang web, tài khoản mạng xã hội thu hút hàng trăm nghìn lượt người theo dõi, chia sẻ. Trong đó có nhiều dịch vụ xem bói mất phí hoặc phí tùy tâm, khá linh hoạt với đủ các loại từ xem chỉ tay, xem tử vi, tướng số, vận hạn…

Người dân cần cẩn trọng với các dịch vụ bói toán. Ảnh minh họa
Người dân cần cẩn trọng với các dịch vụ bói toán. Ảnh minh họa

Ngoài các bài viết, không ít thầy bói online còn livestream để xem bói hữu duyên cho những người đang theo dõi buổi phát trực tiếp của mình. Ai có nhu cầu chỉ cần để lại thông tin hoặc nhắn tin riêng, thầy bói online sẽ trả lời ngay tức thì. Với những giao dịch có phí, người xem cần phải chuyển khoản trước thì thầy mới xem, kéo theo đó nhiều chuyện bi hài.

Không ít người xem “dính bẫy” thầy bói rởm khi chuyển khoản xong thì thầy bói lặn mất tăm hoặc bị các thầy dẫn dụ mua các loại vật phẩm phong thủy với giá “trên trời”, làm lễ giải hạn, mở cung tài lộc, cắt duyên âm để gặp may mắn, xóa bỏ vận hạn nhưng kết quả vẫn là “tiền mất, tật mang”.

Theo thông tin ghi nhận từ Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, lợi dụng yếu tố tâm linh khi vào dịp đầu năm, nhiều người đi khấn bái với mong muốn năm mới bình an, phát tài, tình trạng xem bói online trên mạng xã hội liên tục nở rộ, các hội nhóm này có tới hàng trăm nghìn thành viên tham gia.

Lợi dụng việc một số người đang bế tắc, mất niềm tin vào cuộc sống thực, dẫn đến mù quáng tin vào những yếu tố tâm linh, các đối tượng lừa đảo sẽ "tát nước theo mưa", dùng những lời lẽ đe dọa khiến nạn nhân sợ hãi và mong muốn được giải hạn. Nhiều người phải bỏ ra những khoản tiền lớn để giải hạn hoặc cầu vật chất, thậm chí có những trường hợp còn làm bùa, ngải để hãm hại người khác…

Chiêu thức lừa đảo của nhóm đối tượng qua dịch vụ tâm linh gồm bói toán, xem tử vi, giải hạn, cầu tài lộc, tư vấn mua "lá bùa" cầu tài lộc, giải hạn… thường là lập ra nhiều fanpage giới thiệu dịch vụ xem bói online chuẩn, xem bói miễn phí, se duyên, xem tay biết ngay số mệnh, di cung hoán số, cắt tiền duyên, livestream... Bằng hình thức quảng cáo rầm rộ với đủ mọi dịch vụ tâm linh, các trang web, tài khoản mạng xã hội về nội dung này đã thu hút hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn lượt người theo dõi.

Một số tài khoản còn tự xưng là "cậu", "cô", quảng cáo có năng lực đặc biệt, luận giải được mọi vận hạn của đời người thông qua các đường chỉ tay, tướng mạo. Và những dịch vụ tâm linh này còn bị một số kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo tiền bạc từ trao đổi, mua bán bùa chú, vật phẩm tâm linh mang màu sắc mê tín dị đoan và đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân…

Điều đáng nói là trong thời gian qua mặc dù đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo về các hình thức lừa đảo liên quan đến dịch vụ tâm linh, Công an tại nhiều địa phương cũng đã xử lý, truy tố nhiều đối tượng lợi dụng tuyên truyền mê tín dị đoan để chiếm đoạt tài sản song vẫn còn nhiều nạn nhân bị “sập bẫy”.

Vụ việc gần đây nhất là vào cuối tháng 10 năm 2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 5, TP Hồ Chí Minh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Phan Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại quận 5) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cơ quan điều tra, Trang sử dụng mạng xã hội Facebook, Tiktok với các nick name như: Phan Thu Trang, Phong Thủy Tâm Linh - Phan Thu Trang, rồi đăng tải bài viết nhằm thu hút người dân có nhu cầu xem bói, tử vi, tướng số và bán các vật phẩm phong thủy.

Khi có người liên hệ, Trang bịa ra các câu chuyện tâm linh nhằm thao túng tâm lý khách hàng. Những người nào tâm lý yếu, tin vào chuyện tâm linh, dần dần sẽ "sập bẫy" lừa của “cô đồng”. Sau đó, người này yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để cúng giải hạn, giải bùa, giải vong. Sau khi nhận được tiền của các nạn nhân, Phan Thị Thu Trang trả nợ và tiêu xài cá nhân với tổng số tiền chiếm đoạt là hơn 28 tỷ đồng…

Để phòng tránh được thủ đoạn lừa đảo liên quan đến các dịch vụ tâm linh vào dịp đầu năm, ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng không nên quá mù quáng tin vào hình thức liên quan đến tâm linh trên mạng xã hội.

Người dùng cần tìm hiểu kỹ và xác minh chính xác danh tính đối tượng trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào trên mạng xã hội; nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Người dùng mạng xã hội cũng cần hết sức tỉnh táo, không chia sẻ, tham gia các hội, nhóm liên quan tới mê tín dị đoan, cảnh giác trước những chiêu trò lợi dụng tâm linh, văn hóa bản sắc dân tộc… để trục lợi.

Bên cạnh việc kiên trì loại trừ hành vi mê tín dị đoan thì bản thân hay những người xung quanh khi bị các đối tượng lợi dụng tâm linh nhằm mục đích lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời.

Theo cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 1.700 học sinh THPT được tuyên truyền về Luật Trật tự, an toàn giao thông

Bát Xát: Gần 1.700 học sinh THPT được tuyên truyền về Luật Trật tự, an toàn giao thông

Sáng 29/4, Đội Cảnh sát giao thông phụ trách khu vực huyện Bát Xát đã phối hợp với Trường THPT số 1 huyện và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức tuyên truyền về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Cảnh báo lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ dịp lễ 30/4-01/5 và mùa du lịch 2025

Cảnh báo lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ dịp lễ 30/4-01/5 và mùa du lịch 2025

Dịp 30/4 và 1/5 hằng năm là thời điểm nhu cầu đi lại, du lịch, thăm thân tăng cao. Năm nay, lượng người tìm kiếm vé máy bay tới các địa phương, điểm du lịch nổi tiếng gia tăng đột biến. Lợi dụng tâm lý muốn mua vé giá rẻ, nhiều đối tượng đã thực hiện chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội, khiến nhiều người rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”, ảnh hưởng công việc, kế hoạch cá nhân và gia đình.

Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên Quốc lộ 279

Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên Quốc lộ 279

Quốc lộ 279 đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn đang trong giai đoạn nâng cấp, sửa chữa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Trước tình hình đó, lực lượng cảnh sát giao thông phụ trách huyện đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao cho người dân khi tham gia giao thông trên tuyến đường này.

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 2274/UBND-NC về thực hiện Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Liên quan đến đường dây sữa giả, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, trong 84 sản phẩm sữa bột thu giữ trong quá trình khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) đã xác định 12 sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả (giả về chất lượng) theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.

Khởi tố 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc quy mô 300 tỷ đồng

Khởi tố 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc quy mô 300 tỷ đồng

Ngày 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố và lệnh bắt tạm giam đối với 11 bị can liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua mạng internet. Tổng số tiền đánh bạc trong đường dây trên 300 tỷ đồng.

fb yt zl tw