Xây dựng trường chính trị chuẩn, tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo của các trường trên cả nước

Ngày 3/11, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp hoàn thiện các tiêu chí trường chính trị chuẩn theo Quy định 11-QĐ/TW, ngày 19/5/2021”.

DSCF8481.JPG
Hội thảo được kết nối trực tuyến.

Hội thảo có sự tham dự của Phó giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, lãnh đạo các vụ, viện của Học viện, cùng lãnh đạo của 59 trường chính trị tỉnh, thành phố và 6 trường đào tạo cán bộ của các bộ, ngành. Hội thảo cũng được kết nối trực tuyến với sự tham dự của hàng trăm viên chức các trường chính trị trên toàn quốc.

z4845422052405_104a8156e761142776aa8b0018219b3c.jpg
Tiến sỹ Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai tham dự và phát biểu trực tiếp tại hội thảo.

Về phía tỉnh Lào Cai có Tiến sỹ Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ tham dự và phát biểu trực tiếp tại hội thảo.

z4846069229318_1ae1482893eea2c781c1c66e47e10bd7.jpg
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội thảo.

Tính đến tháng 11/2023, toàn quốc đã có 6 trường chính trị đạt chuẩn mức 1, 60/63 trường đã được Thường trực Tỉnh uỷ phê duyệt đề án xây dựng trường chính trị chuẩn. Các đại biểu đều thống nhất việc Trung ương ban hành Quy định số 11 đã mang lại những chuyển biến tích cực, toàn diện cho các trường chính trị trong hơn hai năm qua. Hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học đã phát huy được khả năng, thế mạnh của các trường. Đã có 7 đề tài, 21 hội thảo khoa học cấp bộ, khu vực, 54 đề tài và 105 hội thảo khoa học cấp tỉnh được thực hiện trong hệ thống các trường chính trị. Nhiều trường đã chủ động rà soát, tập trung ban hành các quy định, quy chế phù hợp thực tế. đã có 31 trường đạt tỷ lệ từ 75% giảng viên trở lên trên tổng số cán bộ, viên chức.Số lượng cán bộ được cử đi nghiên cứu sinh là trên 100 lượt. Việc cử giảng viên đi học cao cấp lý luận chính trị cũng tăng lên rõ rệt. Hàng nghìn giảng viên được bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức kinh điển về chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các trường có xu hướng giảm các lớp đào tạo, tăng số lớp bồi dưỡng, chú trọng đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng, tăng tỷ lệ đào tạo trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung (tăng gần 2 lần so với trước đây). Kỷ cương, kỷ luật, văn hoá trường Đảng được củng cố và tăng cường. Nhiều trường được địa phương chú trọng đầu tư cơ sở vật chất tương xứng với vị thế, vai trò của một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đó, nhiệm vụ xây dựng trường chính trị chuẩn cũng còn những hạn chế nhất định như: nhiều trường có tỷ lệ giảng viên thấp, số giảng viên chính chưa nhiều; tỷ lệ các lớp tập trung còn chênh lệch khá cao so với các lớp vừa làm vừa học. Số lượng đề tài khoa học cấp tỉnh chưa nhiều, thậm chí có trường chưa được giao đề tài khoa học. Đặc biệt việc nghiên cứu tư vấn chính sách cho địa phương còn yếu.

DSCF8497.JPG
Tiến sỹ Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai.

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sỹ Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai nêu: Ngay sau khi có Quy định số 11, Tỉnh uỷ Lào Cai đã tập trung chỉ đạo Trường Chính trị tỉnh rà soát, đặt ra mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1 vào tháng 10/2022, phấn đấu đạt chuẩn mức 2 vào năm 2025. Đây là quyết tâm chính trị rất lớn của tỉnh Lào Cai. Tỉnh đã ban hành nhiều quyết sách về đội ngũ cán bộ, về cơ sở vật chất và có cơ chế phù hợp đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của Trường Chính trị. Với sự thống nhất cao về nhận thức, kịp thời trong điều hành, chỉ đạo, phân công, phân nhiệm, phối hợp đồng bộ, thường xuyên cho các ngành, kịp thời kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhắc nhở, tỉnh Lào Cai đã hoàn thành công tác xây dựng trường chính trị đạt chuẩn đầu tiên trên cả nước vào tháng 11/2022. Nhiệm vụ tiếp theo là phải duy trì các tiêu chuẩn của mức 1, rà soát và có kế hoạch, lộ trình cụ thể, bố trí nguồn lực phù hợp để phấn đấu đạt chuẩn mức 2 như Đề án 21-Đa/TU về phát triển Trường Chính trị tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

z4845507899974_6ebe8841a96e78664b8e4096e2b7547b.jpg
Phó giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm phát biểu tổng kết hội thảo.

Phát biểu tổng kết hội thảo, Phó giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm khẳng định: Nhiệm vụ xây dựng trường chính trị đạt chuẩn không phải là việc làm của riêng nhà trường mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Trong triển khai, tổ chức thực hiện, trường chính trị cấp tỉnh cần phải đánh giá đúng thực chất, rà soát kỹ lưỡng, thống kê định lượng các tiêu chí, chỉ tiêu “đạt”, “chưa đạt” chuẩn. Từ đó, xây dựng mục tiêu, kế hoạch phấn đấu với lộ trình các bước cụ thể, phân công, phân nhiệm, xây dựng kế hoạch, phối hợp đồng bộ, thống nhất. Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, giám sát trong thực hiện từng tiêu chí. Để thành công cần nỗ lực không chỉ của mỗi trường mà còn cần sự ủng hộ, giúp đỡ của nhiều cơ quan đơn vị; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị, các tỉnh uỷ, thành uỷ, các bộ ban ngành tiếp tục quan tâm, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh triển khai Quy định tiêu chí trường chính trị chuẩn và hướng dẫn quy trình, tham gia thẩm định, công nhận trường chính trị chuẩn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

fb yt zl tw