Xây dựng cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Từ ý tưởng đến hiện thực

LCĐT - Lào Cai được khẳng định có vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của vùng Tây Bắc, kết nối với một phần các tỉnh vùng Đông Bắc và là đầu mối giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam với Trung Quốc và khu vực. Tại Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã đồng ý đưa danh mục đầu tư đường cao tốc Hà Nội  - Lào Cai vào Chiến lược Phát triển giao thông - vận tải Việt Nam đến năm 2020. Đây là tiền đề quan trọng để huy động nguồn lực, triển khai thi công xây dựng Dự án từ năm 2008 đến năm 2014.

Xây dựng cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Từ ý tưởng đến hiện thực ảnh 1
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn 19 km do Lào Cai làm chủ đầu tư thi công.           Ảnh: Mạnh Dũng

Cơ sở hình thành ý tưởng

Trong phạm vi khu vực và cả nước, tỉnh Lào Cai có vị trí là điểm kết nối quan trọng trong tuyến “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, phát triển giao thương giữa Việt Nam, các nước ASEAN với các tỉnh vùng Tây Nam của Trung Quốc. Cụ thể, khi hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động, Lào Cai đã trở thành điểm kết nối đầu tiên của vùng Tây Nam của Trung Quốc với các nước ASEAN. Về chủ trương xây dựng điểm kết nối, tỉnh Lào Cai coi trọng phát triển thành phố tỉnh lỵ là “đầu tàu” kinh tế của tỉnh với điểm nhấn là kinh tế cửa khẩu và hình thành, khai thác thế mạnh kết nối giao thông. Xác định rõ điều này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Đảng bộ tỉnh khẳng định vị trí là: “Cửa ngõ quan trọng nối dài kinh tế Việt Nam với thị trường Tây Nam - Trung Quốc”.

Những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, sau khi đi tham quan, học tập kinh nghiệm về việc phát triển kinh tế tại một số quốc gia như: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc… các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của hệ thống hạ tầng đường cao tốc trong nền kinh tế quốc dân, để từ đó đề xuất với Trung ương xây dựng tuyến đường cao tốc từ Hà Nội tới Lào Cai thuộc hệ thống cao tốc Việt Nam và đường xuyên Á. Vấn đề đặt ra là cần bổ sung vào quy hoạch phát triển ngành giao thông của cả nước đã xây dựng trước đó và tại chuyến thăm và làm việc tại Lào Cai dịp Tết nguyên đán 2003, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã nhất trí cao với đề xuất của tỉnh. Ngày 10/12/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg đã đồng ý bổ sung danh mục đầu tư đường cao tốc Hà Nội  - Lào Cai vàoChiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư dự án, huy động nguồn lực triển khai xây dựng cao tốc Nội Bài - Lào Cai vào năm 2008.

Ước mơ thành hiện thực

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (nhiệm kỳ 2000 - 2005) nêu rõ: “…nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tham gia tích cực xây dựng đường hành lang Hải Phòng - Côn Minh trên địa phận tỉnh”. Đây là một trong những dấu ấn quan trọng thể hiện khát vọng vươn lên, sức sáng tạo và lòng quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Lào Cai.

Xây dựng cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Từ ý tưởng đến hiện thực ảnh 2
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn giáp ranh giữa huyện Bảo Thắng và Bảo Yên.

Với sự ủng hộ của Trung ương, ngày 5/11/2007, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 3415/QĐ-BGTVT về phê duyệt đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (giai đoạn I) trên tổng chiều dài 264km, mức đầu tư 1,46 tỷ USD. Quý III năm 2008, Dự án được khởi công xây dựng, trong đó Bộ Giao thông vận tải giao cho Tổng công ty Đường cao tốc (VEC) là chủ đầu tư từ km0 đến km245; đoạn 19 km từ Km 245 đến 264 (Khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành) giao cho Sở Giao thông vận tải Lào Cai làm chủ đầu tư.

Về kỹ thuật, việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án gặp nhiều khó khăn, thách thức bởi đây là dự án có quy mô, hạng mục với khối lượng thi công "khổng lồ", bao gồm: 120 cầu lớn, nhỏ (trong đó có hai cầu lớn bắc qua sông Hồng và sông Lô), 2 hầm xuyên núi, 12 nút giao phức hợp; khối lượng đào đắp đất đá lên tới 100 triệu m3, có 1,3 triệu m2 bề mặt phải xử lý mái dốc. Khối lượng thi công tiêu tốn 6 triệu m3 cấp phối đá dăm, gần 1,8 triệu tấn bê-tông nhựa các loại, hơn 600 nghìn m3 bê tông, gần 91 nghìn mét dài cọc khoan nhồi... Đến nay, cao tốc Nội Bài - Lào Cai vẫn chiếm kỷ lục độ dài nhất Việt Nam, tuyến đường đi qua địa phận nhiều tỉnh nhất (5 tỉnh, thành phố), diện tích cần giải phóng mặt bằng hơn 2.000 ha, có 25.031 hộ dân bị ảnh hưởng. Với quyết tâm của các bộ, ngành, các địa phương, sự nỗ lực của chủ đầu tư, đến ngày 21/9/2014, sau 6 năm xây dựng, cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã hoàn thành (giai đoạn I) và đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả.

Thành quả của sự sáng tạo

Việc đưa vào khai thác tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã góp phần quan trọng trong tạo bước đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) đối với Lào Cai nói riêng và các tỉnh khu vực Tây Bắc nói chung. Tuyến đường đã rút ngắn thời gian lưu thông đến các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang… hơn một nửa so với thời gian lưu thông trước đó (từ 7 giờ còn 3,5 giờ), tiết kiệm 20%-30% phí vận tải, tổng tiết kiệm cho xã hội khoảng 1.800 tỷ đồng.

Xây dựng cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Từ ý tưởng đến hiện thực ảnh 3
Nút giao cao tốc Phố Lu, huyện Bảo Thắng đang thi công với dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2022.        Ảnh: Mạnh Dũng

Nhờ có cao tốc Nội Bài - Lào Cai, sản lượng vận tải hàng hóa và hành khách đã tăng trưởng vượt bậc (trung bình đạt 8.000 lượt xe/ngày đêm, tăng trưởng 36% so với trước khi thông xe toàn tuyến); mở ra cơ hội lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, du lịch và thu hút đầu tư của các địa phương khu vực Tây Bắc, giảm áp lực giao thông và giảm 85% số vụ tai nạn, giảm 95% số vụ tai nạn dẫn đến tử vong trên các tỉnh lộ và quốc lộ lân cận đường cao tốc.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đưa vào khai thác, Lào Cai trở thành địa phương được hưởng lợi lớn nhất trong các tỉnh có tuyến đường đi qua. Cụ thể, kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lào Cai trước năm 2014 chỉ đạt hơn 1 tỷ USD, từ năm 2015 đến nay kim ngạch tăng bình quân 20%/năm, đến năm 2019 tổng kim ngạch đạt 3,8 tỷ USD, tăng 3,2 lần so với năm 2013. Năm 2013, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu qua địa bàn tỉnh đạt 1,5 triệu tấn, năm 2018 con số này tăng lên đến 7 triệu tấn; lượng khách du lịch đến Lào Cai từ 700.000 lượt người trong năm 2013 tăng lên trên 5,1 triệu lượt năm 2019, doanh thu từ du lịch của tỉnh tăng 1,8 lần sau 2 năm có đường cao tốc… Ngoài ra, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng từ 3.500 tỷ đồng (năm 2013) lên 5.500 tỷ đồng năm 2015 và đạt 9.089 tỷ đồng vào năm 2020. Nhờ giao thông thuận lợi, các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh đã được “lấp đầy” bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho gần 50 nghìn lao động. Đây cũng là cơ sở để Lào Cai xây dựng chiến lược đến năm 2030 trở thành đầu mối logistics trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gắn với sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu, thương mại, phát triển hạ tầng giao thông vận tải, công nghệ thông tin...

Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai không chỉ quan trọng đối với các tỉnh, thành phố đi qua mà còn có ý nghĩa với cả khu vực Tây Bắc và cả nước. Từ hiệu quả của tuyến giao thông này đã góp phần quan trọng trong xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải với các kết nối trực tiếp từ tuyến cao tốc này với các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu và kết nối nội vùng Tây Bắc.                                                                    

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

fbytzltw