Xây đắp quan hệ láng giềng hữu nghị, làm sâu sắc hơn hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân.

vna-potal-le-don-tong-bi-thu-chu-7926-8232.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc. Ảnh: TTXVN

Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Tô Lâm, được thực hiện ngay sau khi Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này khẳng định cả hai nước coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc trong giai đoạn mới.

Trong chuyến thăm, từ ngày 18 đến 20/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có chương trình làm việc phong phú và có ý nghĩa quan trọng, nổi bật là cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; các cuộc hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế và Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân chủ trì lễ đón trọng thể dành cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia, thể hiện sự trọng thị cao đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Giáo sư Bành Lệ Viên đã mời Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly thưởng thức tiệc trà, xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống Trung Quốc.

Tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp gỡ đại diện các tổ chức hữu nghị, thân nhân các gia đình tướng lĩnh cách mạng, chuyên gia, cố vấn từng tham gia giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, cũng như các cán bộ, nhân viên tham gia công tác bảo tồn các di tích liên quan đến cách mạng Việt Nam, cùng nhân sĩ trí thức, thanh niên tiêu biểu của Trung Quốc. Diễn ra vào dịp kỷ niệm 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu trên hành trình tìm đường cứu nước, hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Quảng Châu thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam về sự phối hợp, hỗ trợ của Trung Quốc với cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử.

Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng chứng kiến lễ ký nhiều văn kiện hợp tác giữa các ban, bộ, ngành, địa phương hai nước.

Các nhà lãnh đạo hai nước nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Theo đó, hai bên duy trì trao đổi chiến lược cấp cao giữa hai Đảng, hai nước, qua đó củng cố nền tảng tin cậy chính trị, định hướng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược. Trên cơ sở định hướng "6 hơn", hai bên đẩy mạnh triển khai nhận thức chung cấp cao và các thỏa thuận giữa hai nước, đưa hợp tác thực chất, hiệu quả và tiến triển hơn nữa. Hai bên quyết định lấy năm 2025 là Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung, với chuỗi hoạt động kỷ niệm 75 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện tốt nhận thức chung cấp cao, kiểm soát tốt và tích cực giải quyết bất đồng trên biển; khẳng định lại tầm quan trọng của việc giữ gìn và thúc đẩy hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, xử lý tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hai bên cũng tiếp tục phối hợp thực hiện có hiệu quả các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền và các thỏa thuận liên quan.

Trên bình diện đa phương, hai bên nhất trí tăng cường điều phối, hợp tác, phối hợp trong các cơ chế, diễn đàn như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC... Trung Quốc khẳng định ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển, duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực.

Trong chuyến thăm, các cuộc hội đàm, hội kiến giữa các nhà lãnh đạo hai nước diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, thân tình, thể hiện mong muốn và quyết tâm của cả hai nước tiếp tục củng cố tình láng giềng hữu nghị và tiếp thêm động lực phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sâu sắc, toàn diện và bền vững. Hai bên chia sẻ nhận định về những bước phát triển lớn của quan hệ hai nước, nhất là sau hai chuyến thăm lịch sử của các nhà lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước trong các năm 2022 và 2023.

Nhấn mạnh trong bối cảnh cục diện thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; kiên định chính sách quốc phòng "4 không". Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định mạnh mẽ rằng, Trung Quốc kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, luôn coi Việt Nam là hướng ưu tiên và sự lựa chọn chiến lược trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.

Là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã thành công tốt đẹp trên mọi phương diện, mở ra giai đoạn mới trong quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw