WHO khuyến nghị sử dụng loại vaccine thứ hai để phòng sốt rét

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa khuyến nghị nên cấp phép sử dụng một loại vaccine thứ hai phòng sốt rét nhằm giảm số ca mắc căn bệnh nguy hiểm do muỗi truyền này.

Một trẻ em ở Kenya được tiêm vaccine phòng sốt rét. (Ảnh: AFP)
Một trẻ em ở Kenya được tiêm vaccine phòng sốt rét. (Ảnh: AFP)

Theo đánh giá của WHO thì việc sử dụng vaccine này có thể mang lại cho các quốc gia một lựa chọn rẻ hơn và sẵn có hơn so với loại vaccine đầu tiên trên thế giới chống lại bệnh sốt rét.

Trong thông báo đưa ra ngày 2/10, loại vaccine thứ hai có tên gọi là R21/Matrix-M do Đại học Oxford của Anh phát triển, có thể được sử dụng để hạn chế căn bệnh nguy hiểm và dễ lây lan sang người do một số loài muỗi gây ra. Khuyến nghị này được đưa ra gần 2 năm sau khi WHO kêu gọi sử dụng vaccine phòng sốt rét đầu tiên của thế giới là RTS,S.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, cơ quan y tế Liên hợp quốc đã phê chuẩn loại vaccine mới phòng sốt rét, dựa trên tư vấn của hai nhóm chuyên gia để ngăn nguy cơ trẻ em mắc căn bệnh này.

“Là một nhà nghiên cứu về bệnh sốt rét, tôi từng nghĩ đến một ngày chúng ta sẽ có một loại vaccine chống bệnh sốt rét an toàn và hiệu quả. Và bây giờ chúng ta có đến hai loại vaccine” - ông Tedros nói.

Theo ông Tedros, loại vaccine này sẽ được phân bổ ở các quốc gia châu Phi này vào đầu năm 2024 và sẽ có mặt ở các quốc gia khác vào giữa năm 2024. Người đứng đầu WHO cũng đồng thời cho biết thêm rằng mỗi liều vaccine sẽ có giá từ 2 đến 4 USD.

Ông Tedros cho biết, WHO hiện đang thực hiện các thủ tục cần thiết để cho phép Liên minh vaccine toàn cầu (GAVI) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) mua vaccine từ các nhà sản xuất.

GAVI ước tính, tổ chức này và các đối tác dự kiến sẽ nhận được yêu cầu lên tới 60 triệu liều vaccine/năm vào năm 2026. Con số này dự kiến sẽ tăng lên tới 100 triệu liều vào năm 2030.

Hiện vaccine R21/Matrix-M do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất đại trà và đã được phê duyệt để sử dụng ở Burkina Faso, Ghana và Nigeria. Đại học Oxford đã phát triển loại vaccine mới này với sự trợ giúp của Viện Huyết thanh Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy vaccine mới có hiệu quả hơn 75% và khả năng bảo vệ được duy trì trong ít nhất một năm nữa với liều tăng cường.

Tuy nhiên, ông Tedros lưu ý rằng, hai loại vaccine sốt rét hiện có là RTS,S và R21/Matrix-M sẽ không giúp chấm dứt được sự lây lan của bệnh sốt rét, chính vì vậy chỉ riêng các chiến dịch tiêm chủng sẽ không đủ để ngăn chặn dịch bệnh. Những nỗ lực ngăn chặn bệnh sốt rét cũng đang trở nên phức tạp do ngày càng có nhiều báo cáo về tình trạng kháng thuốc đối với các loại thuốc chính dùng để điều trị bệnh sốt rét và sự lây lan của các loài muỗi xâm lấn.

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue) gây ra. Sốt xuất huyết phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, là một bệnh nhiễm virus lây lan từ muỗi sang người. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và cao điểm nhất là vào mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi./.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Anh đã chính thức khởi động chương trình Hợp tác An ninh y tế ASEAN - Anh (HSP) kéo dài 5 năm, nhằm tăng cường năng lực của ASEAN trong việc phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa đến sức khỏe.

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ngày càng len lỏi vào hệ thống phân phối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào ngành y tế, vấn đề đặt ra hiện nay là cuộc chiến chống thuốc giả, không chỉ là trách nhiệm hành chính. Đó là phép thử về năng lực quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ và đặc biệt - là thước đo đạo lý của xã hội.

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

fb yt zl tw