WB điều chỉnh dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế

Ngày 4/10, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo, trong đó tổ chức tài chính đa phương này đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của khu vực Mỹ Latinh và Caribe lên 2%, tăng 0,6% so với ước tính đưa ra vào tháng 4/2023.

Đường phố tại Sao Paulo, Brazil. Ảnh (tư liệu): THX/TTXVN
Đường phố tại Sao Paulo, Brazil. Ảnh (tư liệu): THX/TTXVN

Tuy nhiên, các chuyên gia của WB lưu ý mức tăng trưởng 2% này vẫn thấp hơn so với các khu vực còn lại trên thế giới.

Theo WB, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh là Brazil sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm 2023, trong khi nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực là Mexico sẽ tăng 3,2%, Peru và Colombia tăng trưởng lần lượt 0,8% và 1,5%. Ở chiều ngược lại, GDP của nền kinh tế lớn thứ 3 Mỹ Latinh là Argentina sẽ sụt giảm 2,5%, trong khi kinh tế Chile giảm 0,4%.

Trong báo cáo có nhan đề “Kết nối: Công nghệ kỹ thuật số trong quá trình hội nhập và tăng trưởng”, WB khẳng định Mỹ Latinh và Caribe đã có được những thành công tương đối về phục hồi kinh tế vĩ mô thời kỳ hậu đại dịch COVID-19, song tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đủ để đạt được những tiến bộ cần thiết trong việc công cuộc hội nhập và và giảm nghèo.

WB chỉ ra triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới tại Mỹ Latinh vẫn ở mức thấp so với tiềm năng của khu vực. Điều này phản ánh các vấn đề cơ cấu chưa được giải quyết trong một thời gian dài tại khu vực này.

Các thách thức mà Mỹ Latinh phải đối mặt chủ yếu liên quan đến tài chính, bao gồm chi tiêu công tăng mạnh và lãi suất cao, khiến quá trình cắt giảm nợ công gặp khó khăn.

Ngoài ra, sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và năng suất ở mức thấp là hai hạn chế lớn đối với Mỹ Latinh.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại khu vực Mỹ Latinh của WB, William Maloney cho biết bất chấp sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Argentina và Brazil trong năm qua, “có rất ít bằng chứng trong những năm gần đây cho thấy các quốc gia trong khu vực có thể tận dụng được lợi thế trong chuỗi giá trị toàn cầu”.

Ngay cả Mexico, dù nằm ngay cạnh nền kinh tế số một thế giới là Mỹ, cũng chứng kiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng rất yếu.

Cùng với đó, ông Maloney cho rằng vấn đề năng suất thấp tại Mỹ Latinh có liên quan chặt chẽ đến khả năng áp dụng công nghệ và sự thiếu hụt hệ thống giáo dục ở nhiều quốc gia trong khu vực.

Do đó, WB đề xuất các quốc gia Mỹ Latinh tăng cường đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số để kích thích tăng trưởng, với lập luận rằng khả năng kết nối lớn hơn và tốt hơn có thể hỗ trợ nhiều khía cạnh khác nhau, từ nâng cao chất lượng dịch vụ công, cải thiện sự hài lòng của người dân đối với quản trị hoặc tăng năng suất công-nông nghiệp.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw