Việt Nam tăng 8 bậc về Chỉ số phát triển con người

Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng 8 bậc từ vị trí 115 lên vị trí 107 trên tổng số 193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, Việt Nam vẫn là quốc gia có mức phát triển con người cao trong suốt những năm khó khăn của đại dịch COVID-19.

Ảnh minh hoạ.

Văn phòng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam thông tin, cơ quan này vừa công bố báo cáo mới nhất về Chỉ số Phát triển con người (HDI) toàn cầu, trong đó Việt Nam nằm trong nhóm phát triển con người cao.

Chỉ số Phát triển Con người (HDI) toàn cầu được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển toàn diện của các nước, được giới nghiên cứu cũng như giới hoạch định chính sách sử dụng rộng rãi. Đây là một thước đo phản ánh tổng GDP của một quốc gia Thu nhập bình quân đầu người, trình độ học vấn và tuổi thọ trung bình, để đánh giá sự phát triển toàn diện của các nước

Báo cáo Phát triển Con người vừa qua có tiêu đề "Phá vỡ tình trạng bế tắc: Tái hình dung sự hợp tác trong một thế giới phân cực".

HDI được dự đoán sẽ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023 sau khi giảm mạnh trong năm 2020 và 2021. Tuy nhiên, tiến độ này rất không đồng đều. Các nước giàu đang có mức độ phát triển con người cao kỷ lục trong khi một nửa số nước nghèo nhất thế giới vẫn ở dưới mức trước khủng hoảng.

Tổng Giám đốc UNDP Achim Steiner nhận định, thế giới đã từng bước phục hồi sau đại dịch COVID-19, chỉ số HDI đã tăng trở lại và ở mức cao nhất trong lịch sử kể từ khi báo cáo lần đầu ra mắt năm 1990.

Mặt khác, ông Achim Steiner bày tỏ quan ngại về tình hình bất ổn, xung đột gia tăng tại một số khu vực, nhất là tình trạng bất bình đẳng và khoảng cách về chỉ số phát triển con người gia tăng, đặc biệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

UNDP kỳ vọng báo cáo mới được công bố sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu xác định hướng đi và giải pháp phù hợp để ứng phó thách thức, tiếp tục thúc đẩy phát triển con người.

Việt Nam xếp thứ 91/166 quốc gia về Chỉ số Bất bình đẳng giới

Báo cáo phát triển con người của UNDP lần đầu ra mắt năm 1990, được xây dựng và công bố định kỳ 2 năm/lần.

Vào những năm 1990, khi UNDP đưa ra chỉ số phát triển con người HDI, Việt Nam ở vị trí tương đối thấp trong bảng xếp hạng, nhưng đến nay Việt Nam đang ở giữa bảng xếp hạng và liên tục tiến bộ trong 30 năm qua. Cụ thể, giá trị HDI của Việt Nam năm 2022 là 0,726, đứng thứ 107 trên 193 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 8 bậc từ vị trí 115 lên vị trí 107). Từ năm 1990 đến năm 2022, giá trị HDI của Việt Nam thay đổi từ 0,492 lên 0,726, tăng gần 50%.

"Việt Nam vẫn là quốc gia có mức phát triển con người cao trong suốt những năm khó khăn của đại dịch COVID-19" - Trưởng Đại diện thường trú của UNDP Ramla Khalidi cho biết.

Việt Nam xếp thứ 91/166 quốc gia về Chỉ số Bất bình đẳng Giới, chỉ số xem xét sự bất bình đẳng trên ba khía cạnh sức khỏe sinh sản, trao quyền và thị trường lao động. "Việt Nam đã làm tốt ở một số khía cạnh, như tiếp cận giáo dục và tham gia lực lượng lao động, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự phân công lao động theo giới với những công việc ổn định hơn, được trả lương cao dành cho nam giới và phụ nữ vẫn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong vai trò lãnh đạo trong Chính phủ, Quốc hội và trong khu vực tư nhân"- bà Ramla Khalidi nói.

Báo Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

fbytzltw