Vi vu kèn lá

LCĐT - Lảnh lót tiếng kèn lá vi vu như làm tan loãng màn sương huyền ảo của núi rừng Tây Bắc. Tiếng kèn lúc bổng lúc trầm, lúc lại véo von, réo rắt như thúc giục bước chân lữ thứ trong chộn rộn xuân sang.

Hình minh hoạ.

Giữa không gian trăm hoa bung hương tỏa sắc xuân thì, hội xuân đang thì nhộn nhịp, trai bản trên, gái bản dưới sặc sỡ sắc màu thổ cẩm, dập dìu váy áo, lung linh ánh nhìn, ngơ ngác mắt nai, nụ cười tươi ngày cũ. Cả một sườn non chộn rộn, chân chen chân, mắt cười trong mắt. Tiếng chân dồn đuổi uỳnh uỵch, tiếng giằng co, huyên náo. Trăm con mắt đổ dồn cuối bãi. Trong ngơ ngác lữ khách ngỡ như lạc vườn xuân cổ tích.

Bỗng có tiếng reo: Ô! Sèo Phừ kéo được vợ rồi!

Người con gái lung linh xúc xắc bạc đính trên váy áo, đang giãy giụa trên vai chàng trai người Mông lực lưỡng. Tiếng khóc cô gái nghe nghèn nghẹn như nụ tầm xuân hé gọi mặt trời.

Không để tôi ngạc nhiên thêm nữa. Giàng Seo Páo nói như reo: Mừng cho thằng Sèo Phừ kéo được vợ ngoan, vợ đẹp!

Rồi Páo nói để tôi hiểu thêm: Vợ nó khóc đấy nhưng cái bụng nó đang nở như hoa “tớ dẩy” gặp nắng xuân, đầu nó đang nhộn nhịp điệu kèn lá. Đêm qua bên suối, lời yêu thương Phừ gửi vào chiếc lá, lời yêu thương qua suối qua ngàn, lời yêu thương hẹn hò đông buổi hội, ta kéo nhau về làm vợ làm chồng...

Lời kèn réo rắt suối ngàn như họa mi gọi nắng sớm, như chim cư cứ gọi mặt trời. Tôi mê mải lần theo lời kèn, chênh vênh con đường, chơi vơi ngọn gió. Vịn vào tia nắng lang thang, vịn theo lời kèn, tôi men theo con đường ven thung bồng bềnh mây trắng, bên dòng suối Mường Tiên thì thầm nguồn mạch. Dọc Mường Trời nõn xanh ngọn cỏ, bên cọn nước Mường Luống thì thụp nhịp cối ngàn, ngọt ngào lời ca núi đá. Tôi len chân vào thế giới kèn lá véo von mùa gọi bạn, gọi tình, gọi nắng hồng trên nương.

Tôi men vào tiếng con ong vi vu say nhụy đầu cành, mùa con chim ríu ran tìm bạn. Giai điệu kèn lá bên vách đá suối nguồn thì thầm, dịu êm như gió xuân vấn vít cành mơ, như nắng xuân lả lơi cành mận, luyến láy, nhịp nhàng. Tôi như say như tỉnh trong thế giới huyền ảo tiếng kèn lá giao duyên. Trong mê man lời kèn tỏ tình, thủ thỉ lời kèn réo rắt nhặt khoan. Kèn lá ai thổi nấy nghe, chỉ một người hiểu là người mình yêu…

Biết bao chàng trai, cô gái nhắn gửi tâm tư, tình cảm của mình cho người yêu qua chiếc lá. Tiếng kèn gọi bạn, gọi tình, gọi mùa xuân về sinh sôi, sợi dây vô hình gắn kết biết bao đôi trai gái nghèo khó nên duyên vợ chồng. Kèn lá còn là văn hóa tinh thần không thể thiếu của người vùng cao, mỗi khi lên nương, xuống rẫy, lúc nghỉ bên đường mệt nhọc. Kèn lá là tiếng lòng tâm sự về cuộc sống, giãi bày tình cảm. Vào đêm trăng thanh gió mát, bên dòng suối chảy róc rách, nam nữ gọi bạn qua lời kèn lá giữa mênh mang không gian núi rừng tỏ tình yêu thương.

Ngày xuân, hoa đào, hoa mận tưng bừng bung nở, tôi ngồi viết trong âm thanh réo rắt của kèn lá mùa xuân. Bỗng dưng tôi thấy nôn nao nhớ rừng, nhớ núi, nhớ những chiều bồng bềnh mây trắng giăng kín Mường Hum. Đâu đó giữa không gian hoang sơ tĩnh lặng lảnh lót vang lên trong câu hát: “Lá quế làm kèn nhớ /Lá hồi làm kèn thương/Rừng bao nhiêu, bao nhiêu lá/Thương em bấy nhiêu, bấy nhiều tình…”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw