Vì sao tăng trưởng GRDP của Lào Cai thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước?

Quý II/2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) mặc dù cao hơn quý II/2023 và quý I/2024 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước. Để thấy được nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng GRDP của tỉnh trong quý II thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Trước hết, xin đồng chí đánh giá về tăng trưởng GRDP của Lào Cai trong quý II/2024?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) quý II tăng 6,59% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng của cả nước (6,93%), xếp thứ 7/14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng trên của tỉnh Lào Cai cao hơn nhiều so với mức tăng 1,77% của quý II/2023 (cao hơn 4,82 điểm %) và so với mức tăng 4,63% của quý I/2024 (cao hơn 1,96 điểm %). Điều quan trọng là tăng trưởng ở hầu hết ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh so với cùng kỳ, trong đó: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,23%; khu vực công nghiệp tăng 3,8%; xây dựng đã có dấu hiệu khởi sắc, tăng 12,96%; khu vực dịch vụ tăng 8,01% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,62%.

z5649786894618_f3e0cd01fadc5d42c0fae792bd8b393f.jpg
Xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Kim Thành.

Mặc dù, tăng trưởng GRDP của tỉnh quý II/2024 chưa đạt như kỳ vọng và mục tiêu kế hoạch đặt ra nhưng cũng cho thấy, các ngành kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ; các giải pháp về điều hành kinh tế của tỉnh trong thời gian qua đã cơ bản đi đúng hướng và đạt được kết quả khả quan, đây là tiền đề cho việc phục hồi và phát triển trong quý III và cả năm 2024.

- Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng GRDP của Lào Cai trong quý II/2024 thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước, thưa đồng chí?

Nguyên nhân tăng trưởng GRDP quý II/2024 của Lào Cai thấp hơn bình quân chung của cả nước có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, tình hình kinh tế - chính trị thế giới tiếp tục có những biến động, phức tạp, khó lường, không thể hoặc rất khó dự báo, khiến các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bị suy giảm, chuỗi cung ứng đứt gãy, chính sách tiền tệ thắt chặt…

z5649793821576_9ef5f28522cb8dd23e849b0a9baf576a.jpg
Sản xuất công nghiệp gặp không ít khó khăn.

Về nguyên nhân chủ quan đến từ chính khó khăn trong lĩnh vực công nghiệp, đồng thời một số ngành, lĩnh vực chưa đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng do một số vướng mắc của doanh nghiệp chưa được giải quyết, tháo gỡ. Đó là thiếu nguyên - nhiên liệu phục vụ sản xuất; vướng mắc về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thuê đất, hạn chế về công nghệ sản xuất; thu hút đầu tư chưa đạt như kỳ vọng do vướng mắc về thủ tục pháp lý; một số quy hoạch chưa hoàn thành dẫn đến khó thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư; thu ngân sách còn thấp. Chuyển đổi số và cải cách hành chính chưa có chuyển biến rõ nét. Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong quá trình xử lý một số công việc chưa đáp ứng tiến độ, yêu cầu.

- Để đạt được tốc độ tăng trưởng trong quý III và cả năm 2004, Lào Cai sẽ phải làm gì, thưa đồng chí?

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất (khoảng 10%) trong quý III và cả năm 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể chỉ đạo đến từng sở, ngành, địa phương để điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ động nắm tiến độ, cung cấp thông tin, hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp chế biến, chế tạo và khai khoáng đang hoạt động trên địa bàn. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ của các dự án: Đầu tư Nhà máy sản xuất a xít thực phẩm, a xít điện tử và muối phốt phát tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng (giai đoạn II); Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất giống và chế biến dược liệu Vitamec Lào Cai; Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng. Tiếp tục hỗ trợ giải quyết những vướng mắc đối với các dự án thủy điện đã hoàn thành và đang hoạt động sản xuất, kinh doanh về thủ tục pháp lý, đồng thời tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, đưa vào hoạt động 20 dự án thủy điện hiện đã chấp thuận đầu tư.

z5649784734454_dd6d25cda02425dd8b7ca8b48547f9c1.jpg
Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án xây dựng cơ bản.

Chính quyền các cấp và các ngành cần tích cực, chủ động, quyết liệt, sát sao hơn nữa trong việc rà soát, đôn đốc công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; tăng cường, rà soát chống thất thu ngân sách nhà nước từ lĩnh vực du lịch, nhà hàng, ăn uống, khách sạn, lưu trú. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử; kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc nhất là về các thủ tục đấu giá đất để tháo gỡ hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xem xét chỉ đạo, thực hiện; rà soát đẩy mạnh việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, bố trí tái định cư, phấn đấu từ nay đến hết năm hoàn thành chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất còn lại của năm 2024.

Giao nhiệm vụ cho các cấp ủy tăng cường sự lãnh đạo, tháo gỡ vướng mắc, nhất là vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; gắn tiến độ giải ngân và hiệu quả dự án với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ thực hiện, coi đây là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong năm 2024; đảm bảo về tiến độ cam kết giải ngân kế hoạch vốn hằng tháng, phấn đấu thực hiện giải ngân xây dựng cơ bản đạt 95% - 100% (riêng vốn ngân sách địa phương phải đạt 100%).

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu kinh tế và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn. Trong đó, cần đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch trọng điểm của tỉnh (Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Lào Cai; Điều chỉnh Quy hoạch chung, phân khu đô thị du lịch Y Tý (Bát Xát); quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh...); tập trung hoàn thành quy hoạch và đầu tư các khu công nghiệp: Cốc Mỳ - Trịnh Tường (Bát Xát), Võ Lao (Văn Bàn), Cam Cọn (Bảo Yên); khu công nghiệp gia công chế biến Bản Qua (Bát Xát); thành lập cụm công nghiệp Thống Nhất (thành phố Lào Cai), cụm công nghiệp Phố Ràng (Bảo Yên); hoàn thành đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Bát Xát.

Các sở, ban, ngành tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tập trung đưa toàn bộ thủ tục hành chính nội bộ của cơ quan, đơn vị lên Cổng dịch vụ công của tỉnh để điều hành một cách công khai, minh bạch.

- Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
fb yt zl tw