Tự hào chặng đường phát triển

1. Lịch sử ra đời của tổ chức Hội Nông dân Việt Nam

Đầu năm 1920, sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, ruộng đất nước ta chủ yếu tích tụ vào tay một số ít địa chủ Pháp, phong kiến, quan lại, địa chủ thường và địa chủ kiêm công thương đã làm xã hội phân hóa mạnh mẽ. Giai cấp địa chủ chiếm 9% tổng số chủ ruộng nhưng lại sở hữu trên 50% diện tích đất canh tác. Tiểu nông chiếm trên 90% tổng số chủ ruộng nhưng lại chỉ có gần 40% diện tích trồng trọt. Ngoài ra còn khoảng 2,2 triệu hộ trong tổng số 4 triệu hộ nông thôn lúc bấy giờ hoàn toàn không có đất. Họ bị bóc lột dã man bởi tô, tức, thuế…

Đời sống nông dân dưới thời Pháp thuộc vô cùng nghèo nàn, đau khổ. Chính trong sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai đã khiến họ nhận rõ bộ mặt thực của kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp. Họ sẵn sàng ủng hộ, đi theo các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi của người lao động.

Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, từ lâu, Người đã hiểu và gắn bó với nông dân Việt Nam. Trong cuốn Đường Kách mệnh (1927), Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đề nông dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thì phải “tổ chức nhau lại”, vì vậy, Người đã dành riêng một chương phân tích về tình hình nông dân Việt Nam và tầm quan trọng của “Tổ chức dân cày”, đồng thời vạch rõ nguồn gốc đói nghèo, đau khổ của nông dân Việt Nam chính là do sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai.

Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, nông hội đỏ xuất hiện ở một số địa phương. Tháng 11/1929, Ban Chấp hành Tổng Nông hội Nghệ An ra đời do đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Trung Kỳ, ngày 10/12/1929 ở thành phố Vinh - Bến Thủy và một số vùng ở Nghệ An rải truyền đơn kêu gọi các tầng lớp Nhân dân tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng Cộng sản. Truyền đơn có phần kêu gọi dân cày gia nhập nông hội, theo Đảng Cộng sản đấu tranh đòi bỏ thuế người, thuế vườn, thuế chợ, thuế đò, bỏ lệ bắt phu… Tiếp theo, nhiều tổ chức nông hội đỏ được thành lập ở Thái Bình, Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh Trung Kỳ, Nam Kỳ…

Đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc), trong Sách lược vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua ngày 3/2/1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến’’; đồng thời, Đảng nhấn mạnh ‘’Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng”. Vì vậy, phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập, tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Cao trào cách mạng 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phương, các tổ chức nông hội cấp cơ sở được hình thành ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, đặc biệt là ở Nghệ - Tĩnh. Nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ tính từ tháng 5/1930 đến tháng 10/1930, cả nước có 53.000 hội viên nông hội.

Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị, trong đó nêu rõ: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở Đông Dương (hơn 90 phần trăm), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”. Luận cương vạch rõ: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày để tranh đấu và binh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới giành quyền lãnh đạo dân cày được”.

Tại hội nghị quan trọng này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều, trong đó nêu rõ mục đích ‘’Thống nhất hết thảy Tổng Nông hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hằng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa’’. Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương quy định: “Hễ nông hội nào thừa nhận mục đích, Điều lệ và chịu thi hành những án nghị quyết của Tổng Nông hội Đông Dương và nộp hội phí thì được nhận làm hội viên”, trong đó trọng tâm là xây dựng tổ chức nông hội, cơ sở của nông hội là làng. Tổ chức phải theo hệ thống dọc: Từ tổng tổng nông hội, huyện tổng nông hội, tỉnh tổng nông hội, xứ tổng nông hội, Đông Dương Tổng Nông hội. Cũng tại hội nghị này, Điều lệ Nông hội làng được thông qua. Mục đích của nông hội làng là đoàn kết hết thảy bần và trung nông trong làng, liên hiệp với nông dân và công nhân các nơi trong nước để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bênh vực quyền lợi của nông dân và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

2. Những bài học kinh nghiệm của Hội Nông dân Việt Nam

Trải qua 90 năm hình thành và phát triển, Hội Nông dân Việt Nam đã rút ra những bài học kinh nghiệm đã vận dụng linh hoạt, hiệu quả.

Một là, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi kết quả hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam; không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tinh thần sáng tạo của các cấp hội, cán bộ, hội viên, nông dân trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ thị, nghị quyết của Hội Nông dân Việt Nam.

Hai là, chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội các cấp có đủ năng lực, phẩm chất, nhiệt tình, trách nhiệm, hiểu nông dân và vì nông dân, nắm vững các chủ trương, chính sách để tuyên truyền, giải thích cho nông dân hiểu; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân thì sẽ phát huy được vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, đổi mới nội dung, phương thức vận động nông dân phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì mới đoàn kết, tập hợp nông dân và nâng cao được chất lượng hoạt động của hội nông dân các cấp; chú trọng chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích thiết thực, chính đáng của nông dân để tuyên truyền, vận động. Các hoạt động của hội đều hướng về cơ sở, kịp thời nắm bắt, giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân và coi sự tham gia của hội viên, nông dân về các hoạt động công tác hội và phong trào nông dân làm thước đo đánh giá chất lượng công tác hội và đội ngũ cán bộ hội các cấp.

Bốn là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của hội phải có trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh về cơ sở và thường xuyên cùng hội viên, nông dân sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên, khen thưởng kịp thời để hoàn thiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến thì hội nông dân sẽ hoạt động có hiệu quả, phát động thành công các phong trào thi đua yêu nước.

Năm là, tăng cường phát huy dân chủ, mở rộng các hình thức đối thoại, tiếp xúc giữa cấp ủy, chính quyền, tổ chức hội các cấp với hội viên, nông dân; nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, nêu cao vai trò của hội viên, nông dân trong việc tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền. Chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành và địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân...

Ban Tuyên giáo Trung ương

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác nghị viện Việt Nam-Thụy Sỹ: Khẳng định niềm tin vào đối thoại và hoà bình

Hợp tác nghị viện Việt Nam-Thụy Sỹ: Khẳng định niềm tin vào đối thoại và hoà bình

Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass nhấn mạnh, chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6, tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sỹ, thăm chính thức Senegal, Morocco từ ngày 22-30/7 thể hiện mạnh mẽ niềm tin của Việt Nam vào đối thoại, đoàn kết và hòa bình.

Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương dự và chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương dự và chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Thực hiện Chỉ thị số 45 ngày 24/4/2025 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 178-KH/TU ngày 16/7/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, sáng 21/7, Đảng bộ xã Yên Bình, tỉnh Lào Cai long trọng khai mạc phiên chính thức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội có sự tham dự của 170 đại biểu chính thức.

Lan tỏa tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên

Đại hội Đảng bộ xã Yên Bình: Lan tỏa tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên

Đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức trong bối cảnh đặc biệt quan trọng, khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp vừa chính thức được đưa vào vận hành; toàn hệ thống chính trị đang tích cực hoàn thành các nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính, đồng thời khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Thực hiện Chỉ thị số 45 ngày 24/4/2025 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 178-KH/TU ngày 16/7/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, sáng nay - 21/7, Đảng bộ xã Yên Bình, tỉnh Lào Cai đã long trọng khai mạc phiên chính thức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội có sự tham dự của 170 đại biểu chính thức. Đây là Đại hội được Tỉnh ủy Lào Cai lựa chọn tổ chức đại hội điểm cấp xã của tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 để chỉ đạo rút kinh nghiệm công tác tổ chức đại hội cấp xã trong toàn Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới.

Niềm tin và kỳ vọng

Niềm tin và kỳ vọng

Là Đại hội đầu tiên của Đảng bộ xã Yên Bình sau hợp nhất, cũng là Đại hội điểm Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở của tỉnh sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, trước thềm Đại hội, cán bộ, Đảng viên và Nhân dân xã Yên Bình đã bày tỏ niềm tin và kỳ vọng Đại hội lần này sẽ có nhiều đổi mới, đột phá, tiếp tục đưa địa phương phát triển nhanh, bền vững, đồng thời qua Đại hội Đảng bộ xã Yên Bình giúp cấp ủy các xã, phường rút kinh nghiệm để tổ chức thành công Đại hội tới đây.

Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình

Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình

Chiều 20/7, tại Hội trường Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Yên Bình, phiên trù bị Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình, tỉnh Lào Cai lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã chính thức diễn ra với sự tham dự của 170 đại biểu đại diện cho gần 2.200 đảng viên đến từ 66 chi, đảng bộ trực thuộc.

Tập trung thực hiện 4 khâu đột phá đưa Yên Bình trở thành xã phát triển của tỉnh

Tập trung thực hiện 4 khâu đột phá đưa Yên Bình trở thành xã phát triển của tỉnh

Giai đoạn 2020 - 2025, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, với sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực của hệ thống chính trị và Nhân dân, các xã: Tân Hương, Đại Đồng, Thịnh Hưng và thị trấn Yên Bình (nay thuộc xã Yên Bình mới), tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc đổi mới và phát triển.     

Lào Cai ban hành Công điện số 2 về việc chủ động, ứng phó với bão số 3

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước, ngày 20/7, ký ban hành Công điện Số 2 /CĐ-UBND Lào Cai điện: Các sở, ban, ngành, cơ quan thuộc tỉnh; UBND các xã, phường; Viễn thông (VNPT) Yên Bái, Lào Cai; Viettel Lào Cai; Công ty Điện lực Lào Cai; Đài khí tượng Thủy văn Lào Cai; Công ty TNHH Tân Phú và các đơn vị quản lý khai thác được giao quản lý công trình thủy lợi tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 và mưa lũ.

Bão số 3 di chuyển nhanh, cách Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 630km về phía Đông

Bão số 3 di chuyển nhanh, cách Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 630km về phía Đông

Hồi 13 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở khoảng 21,9°N; 113,4°E, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh–Hải Phòng khoảng 630km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118–133km/h), giật cấp 15. Bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20–25km/h.

Đại hội Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai thành công tốt đẹp

Trong hai ngày 19 - 20/7, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Đặng Quốc Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Lào Cai dự và chỉ đạo Đại hội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo cứu hộ cứu nạn vụ chìm tàu trên vịnh Hạ Long

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo cứu hộ cứu nạn vụ chìm tàu trên vịnh Hạ Long

Tối 19/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có mặt tại Quảng Ninh, trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn vụ chìm tàu trên vịnh Hạ Long. Đến 21 giờ 30 phút, lực lượng chức năng đã tìm thấy 29 thi thể bao gồm cả khách và thuyền viên, 1 người tử vong trong bệnh viện; đồng thời cứu được 10 người. Những người còn lại được đưa vào bệnh viện hiện sức khỏe đã ổn định.

Truyền hình Nhân đạo phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai tổ chức Chương trình "Tri ân tháng 7" tại Phường Nghĩa Lộ

Truyền hình Nhân đạo phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai tổ chức Chương trình "Tri ân tháng 7" tại Phường Nghĩa Lộ

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), trong hai ngày 18 - 19/7, tại phường Nghĩa Lộ, tỉnh Lào Cai đã diễn ra Chương trình “Tri ân tháng 7” – một chuỗi hoạt động ý nghĩa do Trung tâm Truyền hình Nhân đạo, kênh VTV1 phối hợp với tỉnh Lào Cai tổ chức.

fb yt zl tw