Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới.

Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào các chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất toàn cầu.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào các chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất toàn cầu.

1. Từ tiếp nhận sang đóng góp: Tư thế chủ động và trách nhiệm quốc tế

Một thông điệp xuyên suốt trong bài viết là việc xác lập một tư thế mới cho Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Từ vị thế đi sau, học hỏi, tiếp nhận kinh nghiệm, Việt Nam từng bước vươn lên khẳng định vai trò là một đối tác chủ động, có trách nhiệm, sẵn sàng tham gia vào quá trình định hình trật tự và luật chơi quốc tế, nhất là trong các lĩnh vực mới nổi.

Đây là sự phát triển tự nhiên, dựa trên những thành tựu hội nhập trong 40 năm qua, đồng thời là yêu cầu tất yếu đặt ra khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào các chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất toàn cầu và tham gia vào nhiều thể chế kinh tế, chính trị quốc tế quan trọng.

2. Khẳng định vai trò quyết định của nội lực trong hội nhập

Một điểm nhấn lý luận quan trọng trong bài viết là mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực. Tổng Bí thư nhấn mạnh rằng nội lực giữ vai trò quyết định, còn ngoại lực có vai trò bổ sung. Điều này vừa phản ánh đúng thực tiễn phát triển đất nước, vừa thể hiện tư duy độc lập, tự chủ, tự cường trong bối cảnh thế giới đang dịch chuyển nhanh theo hướng đa cực, đa trung tâm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và xung đột lợi ích.

Tư tưởng này đồng thời là một nguyên tắc định hướng trong hoạch định chính sách: hội nhập cần gắn chặt với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực thể chế và chất lượng nguồn nhân lực. Nếu không nâng cao nội lực, hội nhập có thể dẫn tới sự lệ thuộc, dễ tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài.

3. Hội nhập không còn là nhiệm vụ riêng của Đảng và Nhà nước

Một điều chỉnh đáng chú ý về tư duy được thể hiện trong bài viết là việc xem hội nhập quốc tế không chỉ là công việc của Đảng và Nhà nước, mà là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Người dân và doanh nghiệp được xác định là trung tâm và là chủ thể của quá trình hội nhập. Đây là một bước phát triển phù hợp với thực tiễn hội nhập hiện đại, trong đó khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương giữ vai trò ngày càng quan trọng.

Việc chuyển từ tư duy "hội nhập của Đảng và Nhà nước" sang "hội nhập toàn xã hội" cũng góp phần xây dựng một nền tảng xã hội hoá cho hội nhập, từ đó nâng cao hiệu quả thực thi chính sách và khả năng thích ứng của cả hệ thống.

4. Hội nhập đi liền với bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc

Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh rằng hội nhập quốc tế không đồng nghĩa với thỏa hiệp, từ bỏ nguyên tắc, mà là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Điều này phản ánh cách tiếp cận cân bằng giữa việc mở rộng hợp tác với các đối tác, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Trong một thế giới nhiều biến động, tư duy "hợp tác để đấu tranh và đấu tranh để hợp tác" là một công cụ thực tiễn giúp Việt Nam duy trì ổn định và phát triển trong khi vẫn giữ được vị thế và bản sắc riêng.

5. Liên kết giữa hội nhập, cải cách thể chế và đổi mới sáng tạo

Một điểm có giá trị chiến lược trong bài viết là việc kết nối hội nhập quốc tế với các chủ trương cải cách trong nước, đặc biệt là ba nghị quyết lớn: Nghị quyết 18 (về tinh gọn bộ máy), Nghị quyết 57 (về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số), và Nghị quyết 59 (về hội nhập quốc tế). Bộ ba này thể hiện sự lồng ghép giữa nội dung đối ngoại và cải cách nội trị, giữa phát triển thể chế với phát triển năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chỉ khi gắn hội nhập với cải cách thể chế và phát triển khoa học công nghệ thì Việt Nam mới có thể hội nhập một cách thực chất, tận dụng được các cơ hội, đồng thời hạn chế được các rủi ro.

6. Phát triển con người – nền tảng bền vững cho hội nhập

Bài viết dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển con người và giáo dục. Tổng Bí thư đề cập đến chiến lược xây dựng "thế hệ vươn mình" – những công dân trẻ có năng lực toàn cầu, có thể sánh vai với bạn bè quốc tế vào năm 2045. Đây là một cách tiếp cận có chiều sâu, cho thấy hội nhập không chỉ là vấn đề thị trường hay công nghệ, mà trước hết là câu chuyện của trí tuệ, văn hóa và phẩm chất con người.

Định hướng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, giáo dục – đào tạo chuẩn hóa, y tế chuyên sâu, du lịch bền vững… cũng cho thấy quan điểm hội nhập toàn diện, không chỉ dừng lại ở kinh tế hay chính trị - an ninh.

Hội nhập quốc tế như một phương thức phát triển mới

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra một khuôn khổ lý luận và thực tiễn cho giai đoạn hội nhập mới của đất nước. Hội nhập không chỉ là chính sách đối ngoại, mà là phương thức phát triển mang tính tích hợp cao, trong đó yếu tố con người, thể chế, khoa học công nghệ và văn hóa giữ vai trò trung tâm.

Những định hướng nêu trong bài viết cần được thể chế hóa thành các chiến lược cụ thể, triển khai một cách đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, từ cơ quan nhà nước đến doanh nghiệp và người dân. Quan trọng hơn, đây là lúc chúng ta cần xây dựng một năng lực hội nhập mới: năng lực tư duy, năng lực hành động và năng lực thích ứng – để đất nước không chỉ "bắt nhịp" mà còn có thể góp phần "tạo nhịp" trong dòng chảy hội nhập toàn cầu.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ trình Quốc hội xem xét, thông qua những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong điều hành kinh tế-xã hội; còn những dự án luật dự kiến cho ý kiến lần đầu và thông qua theo quy trình 2 kỳ họp thì nên để lại đến nhiệm kỳ sau.

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Sáng 10/7, tại thôn Xả Hồ, xã Xuân Quang, tỉnh Lào Cai, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Ngày 10/7, Đoàn công tác của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai do đồng chí Nguyễn Quốc Luận, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tại xã Ý Tý.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Sáng 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tiếp, kết hợp trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 ngành nội chính Đảng; quán triệt, triển khai Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu kết luận buổi làm việc.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngày 9/7, ngay sau Hội nghị trực tuyến Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý dự án của tỉnh về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw