Trung Quốc công bố sách Xanh về năng lượng hạt nhân

Trung Quốc đã công bố sách Xanh "Báo cáo Phát triển Năng lượng hạt nhân năm 2024".

Theo , dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng công suất điện hạt nhân, chiếm 10% tổng sản lượng điện của Trung Quốc vào năm 2035, tăng từ mức 5% vào năm 2021 và tương đương với việc giảm 900 triệu tấn carbon dioxide.

Tỷ lệ sản xuất điện hạt nhân dự kiến sẽ đạt 18% vào năm 2060, tương đương với mức trung bình hiện nay của các thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Ông Zhang Tingke, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc, hôm thứ Hai cho biết Chính phủ Trung Quốc đã và đang thực hiện quá trình phát triển năng lượng hạt nhân một cách tích cực, an toàn và có trật tự trong những năm gần đây, với quy mô và tốc độ phát triển điện hạt nhân đang bước vào giai đoạn bình thường mới.

Theo sách Xanh, sản lượng điện hạt nhân của Trung Quốc tiếp tục tăng trong vài năm qua và tăng trưởng nguồn cung cấp điện trong tương lai sẽ chủ yếu đến từ các nguồn năng lượng không hóa thạch trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng xanh.

Sản lượng điện hạt nhân ở Trung Quốc đạt 433,37 tỷ KWh vào năm 2023, đứng thứ hai trên toàn thế giới và tương đương với việc giảm việc đốt than tiêu chuẩn hơn 130 triệu tấn so với sản xuất điện đốt than.

Vào năm 2023, các dự án điện hạt nhân đang được xây dựng của Trung Quốc đều tiến triển ổn định, với 5 tổ máy điện hạt nhân mới được khởi công xây dựng.

Báo cáo cho biết khoản đầu tư vào xây dựng điện hạt nhân là 94,9 tỷ Nhân dân tệ (13,11 tỷ USD) vào năm 2023, mức cao nhất trong 5 năm.

Theo CITIC Securities, việc đẩy nhanh quá trình phê duyệt các dự án điện hạt nhân được kỳ vọng sẽ kéo theo sự tăng trưởng của chuỗi công nghiệp liên quan của Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho mục tiêu giảm phát thải carbon sớm hơn kế hoạch của nước này.

Wang Shoujun, chủ tịch Hiệp hội hạt nhân Trung Quốc, cho biết sau hơn 30 năm phát triển, Trung Quốc đã vươn lên từ một "tân binh" trở thành nước tiên phong trong ngành điện hạt nhân, đạt được sự tiến bộ to lớn trong việc nội địa hóa công nghệ hạt nhân, bao gồm cả thiết kế lò phản ứng hạt nhân nước áp lực Hualong One thế hệ thứ ba - một lò phản ứng do Trung Quốc toàn quyền sở hữu trí tuệ - cũng là một trong những lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ ba được chấp nhận rộng rãi nhất.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Phi, trong một sự kiện lịch sử trùng với kỷ niệm 35 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Namibia (21/3/1990 - 21/3/2025), bà Netumbo Nandi-Ndaitwah đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia khu vực Nam Phi này.

fb yt zl tw