Trung-Nga đẩy mạnh xây dựng tuyến đường khí đốt mới

Đường ống khí đốt tự nhiên Viễn Đông ước tính có công suất lên tới 10 tỷ mét khối/năm.

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Tập đoàn dầu khí Gazprom (Nga).

Phó Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) Xie Jun tiết lộ đối tác là công ty năng lượng Nga Gazprom đang đẩy nhanh việc triển khai nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống Viễn Đông.

Tuyến đường dẫn khí đốt Viễn Đông dự tính cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Trung Quốc từ thềm lục địa ngoài khơi đảo Sakhalin.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể Diễn đàn Khí đốt Quốc tế St. Petersburg, ông Xie Jun cho biết: “Công ty chúng tôi và Gazprom đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ đối tác năng lượng chặt chẽ hơn và đẩy nhanh một cách có hệ thống việc thực hiện dự án cung cấp khí đốt dọc theo tuyến đường Viễn Đông”.

Hồi tháng 2, Moskva và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận cung cấp thêm khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc thông qua dự án đường ống Viễn Đông. Dự án bao gồm việc xây dựng một đoạn ống dẫn dầu xuyên biên giới qua sông Ussuri giữa đường ống đã hoạt động của Nga và thành phố Hulin của Trung Quốc. Sau khi đạt hết công suất, tuyến đường này sẽ cho phép vận chuyển 10 tỷ mét khối khí đốt qua đường ống của Nga tới Trung Quốc hàng năm.

Nga hiện cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống Sức mạnh Siberia theo thỏa thuận song phương 30 năm. Kế hoạch vận chuyển dầu bắt đầu vào năm 2019 và đường ống dự kiến đạt công suất hoạt động tối đa là 38 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hàng năm vào năm 2025.

Tập đoàn Gazprom cũng đang đánh giá khả năng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống Sức mạnh Siberia 2 đi qua Mông Cổ. Đường ống dự kiến cho phép vận chuyển tới 50 tỷ m3 khí đốt/năm và kế hoạch sẽ bắt đầu vào năm 2024. Một khi tất cả các đường ống đi vào hoạt động đầy đủ, khối lượng cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc có thể lên tới gần 100 tỷ m3/năm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan kích thích tăng trưởng kinh tế

Thái Lan kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ Thái Lan gần đây công bố các kế hoạch ngắn hạn nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế. Dù vấp phải một số ý kiến trái chiều, song những kế hoạch này được kỳ vọng sẽ kích cầu tiêu dùng, kích thích kinh tế tăng trưởng, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế số.

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi gian khó cũng như tầm nhìn, quyết sách quan trọng vừa được đưa ra sẽ tạo bước đột phá để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững. 

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Chính trường Nhật Bản đang nóng lên khi thời điểm bầu người kế nhiệm Thủ tướng Kishida Fumio ngày càng đến gần. Trong bối cảnh Xứ sở Hoa anh đào đối mặt bộn bề thách thức, việc lựa chọn thủ tướng mới là bước chuyển tiếp quan trọng, góp phần định hình sự phát triển của Nhật Bản trong những năm tới.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Trong bối cảnh xung đột tiếp tục leo thang nguy hiểm và có nguy cơ mở rộng trong khu vực, ngày 23/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon ra thông báo khẩn khuyến cáo công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Pháp công bố thành phần nội các mới

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

Thế giới tuần qua: Nguy cơ hiện hữu

Thế giới tuần qua: Nguy cơ hiện hữu

Xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah trong tuần qua (16-22/9) đã chứng kiến những bước leo thang. Giữa lúc tình hình chiến sự ở Gaza vẫn chưa hạ nhiệt, những diễn biến căng thẳng mới càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông đang trở nên hiện hữu.

Việt Nam đóng góp quan trọng cho cộng đồng quốc tế

Việt Nam đóng góp quan trọng cho cộng đồng quốc tế

Phát biểu trước thềm chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khẳng định: Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm, có những đóng góp quan trọng cho Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Sức ép bủa vây Chính phủ Đức

Sức ép bủa vây Chính phủ Đức

Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp, Ðức tuyên bố mở rộng kiểm soát biên giới với tất cả các nước láng giềng. Sức ép đang bủa vây Chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz, bởi khó có thể tìm được giải pháp vẹn toàn để vừa giải quyết làn sóng di cư, vừa đáp ứng kỳ vọng của cả người dân Ðức và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

fbytzltw