Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Bản Liên Hà 6, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên có 130 hộ, với hơn 500 nhân khẩu, hầu hết là người từ Hưng Yên lên Lào Cai lập nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước, theo lời kêu gọi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Hơn 60 năm gắn bó với mảnh đất biên cương của Tổ quốc, bản nhỏ bên bờ sông Hồng đã “thay da, đổi thịt”. 

Đây cũng là bản đầu tiên của huyện được chọn là mô hình điểm trong xây dựng “Làng văn hóa” từ năm 1999. Mỗi tấc đất nơi này đã thấm đẫm mồ hôi, công sức của những người mang sứ mệnh “biến đất lạ thành quê hương”.

3-3466-122.jpg

Ngược dòng thời gian vào những năm 60 của thế kỷ trước, một đội quân tiên phong đi xây dựng vùng kinh tế mới gồm chủ nhiệm Nguyễn Văn Khiết cùng hơn 100 người, trong đó có 33 người là đảng viên, đoàn viên, bộ đội phục viên làm nòng cốt từ Hưng Yên ngược lên Lào Cai theo đường tàu hỏa. Họ tới vùng đất với bãi bồi đỏ sậm phù sa bên bờ sông Hồng, cách đền ông Hoàng Bảy không xa.

4-8158.png

Vùng đất hoang vu, heo hút với lời truyền miệng nghe rợn người “cọp Bảo Hà, ma Trái Hút” đã không làm khó được những con người dũng cảm, kiên cường ấy. Sau một năm rưỡi xây dựng cơ bản, gần 60 hộ đầu tiên xứ nhãn lồng nổi tiếng thuộc xã Hùng An, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã bám trụ thành công và quyết tâm sinh cơ lập nghiệp nơi mảnh đất này. Thuở ấy, bản Liên Hà 6 có tên gọi là Hợp tác xã Nông nghiệp An Khánh.

Trò chuyện với bà Phạm Thị Liên, 74 tuổi, người đã gắn bó với vùng đất này hơn nửa thế kỷ, bà Liên nhớ lại: Tôi theo bố mẹ lên đây từ năm mới 12 tuổi. Khi đó, nơi này còn là những bãi lau sậy, rậm rạp, hoang vu. Nhưng các gia đình đã cùng nhau khai phá đất hoang, trồng cấy, những ruộng lúa, nương ngô, đồi sắn, bãi khoai và vườn cây ăn quả dần dần mọc lên. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới được đưa vào sản xuất, đặc biệt là giống nhãn lồng nức tiếng từ quê hương Hưng Yên. Đây cũng là cây chủ lực phát triển kinh tế của bản Liên Hà 6 những năm đầu mới khai lập.

6-5200.png
Gia đình bà Phạm Thị Liên trồng cây ăn quả để phát triển kinh tế.

Tự hào về hành trình xây dựng quê hương của cha ông, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Nguyễn Văn Khánh vui mừng nói: Nhờ sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm của những người đi trước, chỉ vài năm sau khai hoang, sản lượng lương thực của Hợp tác xã đã đạt 5,23 tấn/ha. Thời đó, Hợp tác xã Nông nghiệp An Khánh là 1 trong 10 hợp tác xã dẫn đầu toàn huyện về phong trào xây dựng “Cánh đồng 5 tấn”.

7-4639.png
Người dân bản Liên Hà 6 trồng cây lương thực.

Theo ông Khánh, để có bản Liên Hà 6 trù phú như hôm nay, Chi bộ cùng các tổ chức đoàn thể địa phương đã vận động Nhân dân đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa mô hình kinh tế hộ. Chuyển đổi và cải tạo 16 ha đất nông nghiệp, đưa các giống cao sản vào thâm canh. Đặc biệt là việc thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng giai đoạn cho hơn 40 ha cây ăn quả đã giúp bản Liên Hà 6 trở thành vùng chuyên canh hàng hóa, từ cây nhãn, vải, rồi hồng không hạt đến na, ổi, bưởi, thanh long ruột đỏ. Nhờ đó, nhiều hộ phát triển mô hình kinh tế trang trại cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, như hộ ông Lê Văn Toản, Lê Công Tâm, Đỗ Văn Lâu…

3-3466-6544.jpg

Theo chân Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Nguyễn Văn Khánh đi thăm bản, ngắm nhìn những ngôi nhà xây to đẹp, rộng rãi, những hàng rào, cổng hoa lung linh sắc màu, những vườn cây trĩu quả và những bãi rau màu xanh tươi tít tắp…khiến tôi có cảm giác yên bình, gần gũi, thân thương đến kỳ lạ.

Tuyến đường của bản Liên Hà 6 được bê tông hóa sạch, đẹp.

Tuyến đường của bản Liên Hà 6 được bê tông hóa sạch, đẹp.

Trầm tư một chút, ông Khánh kể về những ngày người dân trong bản vất vả chống chọi với mưa lũ hồi tháng 9 vừa qua, do ảnh hưởng bão Yagi. Hàng chục héc-ta rau màu của hơn 30 hộ ngay ven sông Hồng đã bị nhấn chìm trong biển nước, cuốn trôi, vùi lấp, mất trắng. Nhưng người dân bản Liên Hà 6 đã vượt lên gian khó. Chỉ 1 tháng sau khi bão lũ đi qua, những bãi màu bên bờ sông Hồng đã xanh tươi trở lại. Màu xanh của ngô, khoai, rau đậu các loại lại phủ kín bờ sông Hồng đỏ phù sa.

11-2888.png
Những bãi bồi ven sông thuộc bản Liên Hà 6 đã "hồi sinh" sau mưa lũ.

Chỉ tay về phía vườn dưa chuột quả lúc lỉu, ông Khánh giới thiệu với tôi về gia đình ông Lê Công Tâm - một trong những hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế của bản. Liền tay thu hái dưa chuột, ông Tâm hồ hởi nói: Thiên tai không ai mong muốn nhưng lũ rút đi cũng để lại nhiều phù sa thuận lợi cho canh tác. Năm nay, đất sẽ hơi “mặn” nên tôi đã cố gắng cải tạo và quyết định trồng dưa chuột, rau cải để kịp cho vụ mùa mới. Đây là những cây trồng ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch, phù hợp thời tiết Lào Cai lúc này. Tôi cũng đang ươm trồng bầu, bí để kịp thu vào vụ Tết.

13.png
Ông Lê Công Tâm thu hoạch dưa chuột.

Mỗi ngày vườn dưa của ông Tâm cho thu hoạch khoảng 1 tạ quả, thời gian thu hái trong khoảng 15 - 20 ngày. Với giá 10 nghìn đồng/kg, vụ dưa chuột này gia đình ông Tâm đã bù đắp được phần nào thiệt hại sau lũ. Nụ cười tươi tắn, hiền hậu của vợ chồng ông Tâm như minh chứng cho sức mạnh của niềm tin, sự lạc quan của người dân nơi đây.

3-3466-4093.jpg

Liên Hà 6 là bản được chọn mô hình điểm xây dựng “Làng văn hóa” từ năm 1999 và liên tục giữ vững danh hiệu này trong suốt 25 năm qua. Đây cũng là bản đầu tiên của xã Bảo Hà huy động thành công dân hiến đất, đóng góp tiền của, công sức bê tông đường giao thông trong xây dựng nông thôn mới. Chi bộ Liên Hà 6 cũng nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch, vững mạnh” - ông Phạm Tiến Duật, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bảo Hà khẳng định.

14.png

Gần 100% hộ có nhà xây kiên cố, trong đó hơn một nửa là nhà tầng, khang trang, rộng rãi. Không chỉ nỗ lực phát triển kinh tế, đời sống tinh thần của người dân cũng ngày càng được nâng lên. Bản duy trì sinh hoạt đều đặn các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao như Câu lạc bộ dưỡng sinh, Câu lạc bộ bóng chuyền, bóng đá… thu hút đông đảo người dân các lứa tuổi tham gia. Nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang và đầy đủ tiện nghi; gần 100% gia đình đạt “Gia đình văn hóa”; nhiều hộ được công nhận là mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”. Bản còn lập Quỹ Khuyến học để thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; đóng góp hàng trăm triệu đồng để làm nhà tình thương giúp những hộ có hoàn cảnh khó khăn...

5-3817.png

Hơn 60 năm kiên trì bám trụ, gắn bó với vùng đất bên bờ sông Hồng, cách đền ông Hoàng Bảy không xa, bản Liên Hà 6 ngày nay đã trở thành “Làng văn hóa” trù phú, xanh tươi, với khu dân cư đông đúc, đầm ấm, yên vui - bản tiêu biểu của địa phương trong hành trình xây dựng quê hương Bảo Yên nói riêng và Lào Cai nói chung văn minh, giàu đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

fb yt zl tw