Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn

LCĐT  - Vừa qua, một nhóm học sinh của Trường THPT số 2 huyện Bát Xát thông qua mạng xã hội bị các đối tượng xấu lừa đảo vượt biên trái phép để làm bốc vác hàng thuê ban đêm ở bến sông. Đáng chú ý, số học sinh này đều thuộc diện ở bán trú, nhưng do cơ sở vật chất của nhà trường “quá tải”, nên phải thuê trọ ngoài trường.

Từ câu chuyện của nạn nhân

Theo báo cáo của Trường THPT số 2 Bát Xát: Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 16/2/2023, một nhóm gồm 7 học sinh nam lớp 12, dưới sự móc nối, tổ chức của một người ở thành phố Lào Cai đã đi xe máy lên xã A Mú Sung để bốc hàng thuê sang Trung Quốc với giá 200 nghìn đồng/tấn. Khoảng 23 giờ, số học sinh này chia làm 2 nhóm tham gia cùng với thanh niên khác. Nhóm 1 có 1 học sinh ở xã Bản Vược và 2 học sinh ở xã Cốc Mỳ, nhóm 2 có 4 học sinh ở xã Y Tý. Do lực lượng chức năng Trung Quốc quét đèn kiểm tra nên nhóm 1 không thể bốc hàng, đã trở về. Nhóm 2 bốc hàng trót lọt xuống thuyền, nhưng chủ hàng yêu cầu phải đưa hàng sang bên kia sông mới trả tiền. Các em theo thuyền sang bên kia biên giới, tuy nhiên, trong lúc bốc hàng thì bị lực lượng chức năng vây bắt.

Sáng 17/2/2023, sau khi tập trung điểm danh học sinh, giáo viên chủ nhiệm thấy vắng một số học sinh trọ bên ngoài nên đã tìm hiểu và phát hiện vụ việc trên. Nhà trường báo cáo tình hình cho Công an xã Bản Vược, đồng thời liên lạc với gia đình và Công an xã, Ban Chỉ huy Quân sự xã, Đồn Biên phòng A Mú Sung đề nghị giúp đỡ. Đến 18/2/2023, 4 học sinh trong nhóm bốc vác lẩn trốn đã được lực lượng chức năng đưa về Việt Nam an toàn.

Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn ảnh 1
Nhóm học sinh Trường THPT số 2 Bát Xát tham gia bốc hàng thuê trái phép qua biên giới đã trở về an toàn.

Đã 1 tháng sau khi vụ việc xảy ra, các học sinh vẫn chưa hết bàng hoàng. Là 1 trong 4 học sinh thuộc nhóm 2 phải theo thuyền qua sông bốc hàng, S.S.T vẫn còn hoảng hốt. T là con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em. Thương bố mẹ vất vả, T muốn tìm việc làm thêm để giúp bố mẹ trang trải một phần chi phí học tập, đúng lúc này, bạn T rủ đi bốc vác hàng thuê vào buổi tối, T đồng ý ngay. T bảo: "Chúng em bốc xong hàng lên thuyền rồi thì chủ hàng bảo phải đưa hàng cùng thuyền qua sông bốc lên xe của Trung Quốc mới nhận được tiền công. Không ngờ khi đang bốc hàng thì bị cơ quan chức năng kiểm tra, em và một số người bỏ chạy bơi qua sông may về được nhà".

Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn ảnh 2
Ngay sau vụ việc, nhà trường đã có văn bản báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cũng giống như bạn, S.C.X vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhận lời đi bốc hàng thuê để đỡ đần bố mẹ. Không ngờ chuyến hàng đầu tiên ấy đã xảy ra biến cố. X kể: Với số tiền được hỗ trợ mỗi tháng, em vẫn phải xin thêm bố mẹ mới đủ trang trải sinh hoạt. Em chỉ nghĩ bốc hàng ban đêm không ảnh hưởng tới việc học hành lại có thêm tiền công nên đã nhận lời ngay khi được đề nghị.

Đến nhận diện nguy cơ tiềm ẩn

Thầy giáo Nguyễn Văn Quảng, Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát cho biết: Ngay sau vụ việc một số học sinh bốc hàng thuê, nhà trường đã có văn bản báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo. Số học sinh trên đều thuộc diện ở bán trú tại trường nhưng do trường không đủ cơ sở vật chất nên các em phải thuê trọ ngoài. 

Trường THPT số 2 Bát Xát có 467 học sinh thuộc diện bán trú nhưng chỉ đủ chỗ cho 328 em ở trong trường, thực tế thì khu bán trú chỉ đủ chỗ ở cho 250 học sinh nhưng nhà trường đã cố gắng sắp xếp, xen ghép để dễ quản lý học sinh. Hiện nhà trường vẫn còn 167 học sinh phải ở trọ ngoài trường. Từ suy nghĩ đơn giản là tranh thủ đi làm thuê phụ giúp bố mẹ, động cơ của học sinh không xấu nhưng qua sự việc cho thấy các em thuê trọ ngoài trường học dễ bị các đối tượng xấu tiếp cận, rủ rê, lôi kéo vào những việc làm sai trái.

Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn ảnh 3
Khu nhà bán trú của Trường THPT số 2 Bát Xát chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Nằm trên địa bàn biên giới, hằng năm, Trường THPT số 2 Bát Xát thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền cho tất cả giáo viên và học sinh về Luật Biên phòng, các thủ đoạn của bọn tội phạm, biện pháp bảo vệ bản thân và đảm bảo an ninh biên giới. Đối với học sinh ở trọ bên ngoài, trường cử giáo viên phụ trách thường xuyên kiểm tra và liên lạc với gia đình khi có vấn đề bất thường xảy ra. Nhưng việc các em đi làm vào ban đêm, nhà trường rất khó quản lý được. “Trước thực trạng này, đơn vị đề nghị sớm có sự đầu tư xây dựng thêm khu nhà bán trú nhằm đảm bảo yêu cầu mọi học sinh được hưởng chế độ bán trú. Qua đó, thuận tiện cho nhà trường quản lý, giáo dục các em theo tiêu chí của trường bán trú” - thầy giáo Quảng nói.

Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn ảnh 4
Học sinh Trường THPT số 2 Bát Xát phải thuê phòng trọ để ở.

Có mặt tại một khu nhà trọ cho học sinh ở xã Bản Vược, chúng tôi dễ dàng nhận thấy tình trạng nhếch nhác, mất vệ sinh. Nguyên nhân là do chủ nhà trọ chỉ dựng phòng lên nhưng không quản lý. Không những thế, các dãy nhà trọ chỉ có phòng ở, các công trình như nhà tắm, nhà vệ sinh đều tạm bợ. Ngoài ra, do các em học sinh còn ít tuổi, ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh nơi ăn, ở còn hạn chế. Mặc dù các điều kiện sinh hoạt tại các dãy trọ rất thiếu thốn, nhưng phụ huynh vẫn phải để con em mình ở trong những căn phòng như thế bởi mức giá thuê ở đây khá thấp.

Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn ảnh 5
Công an xã Bản Vược phối hợp cùng nhà trường thường xuyên thăm nắm tình hình những học sinh ra ở trọ bên ngoài trường.

Theo Thiếu tá Giàng Seo Chính, Phó Trưởng Công an xã Bản Vược, thời gian qua, lực lượng công an xã đã triển khai nhiều giải pháp quản lý, giữ gìn an ninh, trật tự tại địa bàn. Riêng việc quản lý các học sinh ở trọ tại nhà dân, theo quy định, các em phải có đơn xin tạm trú với đầy đủ xác nhận của nhà trường và hộ dân nơi các em đăng ký ở trọ. Chúng tôi cũng phân công 2 đồng chí trực ban 100% tại trụ sở, tổ chức tuần tra ban đêm, nắm tình hình các khu trọ để quản lý học sinh, tuy nhiên do học sinh ở rải rác nên khó bám nắm được toàn bộ.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2022 - 2023, tỉnh Lào Cai có 134 trường phổ thông dân tộc bán trú, 87 trường có học sinh bán trú và 10 trường phổ thông dân tộc nội trú. Trong đó có 44.033 học sinh bán trú với 2.528 phòng ở bán trú (trung bình 17 học sinh bán trú/phòng), trên 1260 học sinh bán trú đang phải thuê trọ bên ngoài do trường thiếu cơ sở vật chất. Do quy mô phát triển giáo dục tăng nhanh, ngân sách cấp huyện còn hạn hẹp nên việc đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh bán trú từ ngân sách cấp huyện cũng khó khăn. Để đảm bảo cơ sở vật chất trường, lớp, giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã giao chuẩn bị đầu tư xây dựng thêm 616 phòng ở cho học sinh nội trú, bán trú. Đây sẽ là điều kiện để học sinh được học tập, sinh hoạt trong môi trường an toàn, nhà trường cũng thuận lợi hơn trong khâu quản lý học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sa Pa (gồm 10 xã và 6 phường) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: xã Mường Bo, Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn, Ngũ Chỉ Sơn và phường Sa Pa.

[Video] Hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

[Video] Hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

Bắt đầu từ ngày 6/5/2025, toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp được công bố chính thức để lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Dưới đây là các hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013.

[Infographic] 2 xã mới của huyện Si Ma Cai sau khi sáp nhập

[Infographic] 2 xã mới của huyện Si Ma Cai sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 10 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Si Ma Cai (gồm 9 xã và 1 thị trấn) để thành lập 2 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm Si Ma Cai và Sín Chéng.

[Ảnh] Bên trong xưởng sửa chữa những siêu xe tải ở Mỏ tuyển đồng Sin Quyền

[Ảnh] Bên trong xưởng sửa chữa những siêu xe tải ở Mỏ tuyển đồng Sin Quyền

Phía sau những siêu xe tải hằng ngày cõng trên mình cả trăm tấn đất đá, quặng đồng leo đèo, vượt dốc trên khai trường là những kỹ sư, công nhân ở xưởng sửa chữa cần mẫn, tỉ mỉ bảo dưỡng, chăm chút từng chi tiết. Mỗi chiếc xe rời xưởng, vận hành an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị là niềm vui lớn nhất đối với mỗi người thợ nơi đây.

[Infographic] 5 xã mới của huyện Bảo Thắng sau khi sáp nhập

[Infographic] 5 xã mới của huyện Bảo Thắng sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 14 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bảo Thắng (gồm 11 xã và 3 thị trấn) để thành lập 5 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: Bảo Thắng, Phong Hải, Xuân Quang, Tằng Loỏng, Gia Phú.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

[Infographic] 4 xã mới của huyện Mường Khương sau khi sáp nhập

[Infographic] 4 xã mới của huyện Mường Khương sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết số 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Mường Khương (gồm 15 xã và 1 thị trấn) để thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: Mường Khương, Pha Long, Bản Lầu, Cao Sơn.

[Infographic] Những xã, phường mới của thành phố Lào Cai sau khi sáp nhập

[Infographic] Những xã, phường mới của thành phố Lào Cai sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết số 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 18 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng để thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: phường Lào Cai, phường Cam Đường, xã Cốc San, xã Hợp Thành.

Điểm tin tuần từ 28/4 – 4/5/2025

Điểm tin tuần từ 28/4 – 4/5/2025

Kính chào quý vị và các bạn! Mời quý vị và các bạn nghe mục điểm tin tức nổi bật trong tuần của Báo Lào Cai. Chuyên mục được đăng tải vào Chủ nhật hằng tuần trên Báo Lào Cai điện tử.

Truyện ngắn: Nhà mới

Truyện ngắn: Nhà mới

Trong chương trình tuần này, mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn "Nhà mới" của tác giả Đào Thị Tám, được đăng trên Báo Lào Cai Cuối tuần và truyện "Như những mầm cây" của tác giả Tạ Thị Thanh Hải, đăng trên báo Nhân dân cuối tuần qua giọng đọc của Hoàng Thương. 

Lừa đảo có thể “chạy án” để chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo có thể “chạy án” để chiếm đoạt tài sản

Gia đình bà Nguyễn Thị Loan (thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên) như ngồi trên đống lửa khi hay tin con trai mình là Đỗ Văn Chung bị bắt vì tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Vì thương con một cách mù quáng, bà Loan sẵn sàng làm tất cả để con thoát tội, không ngờ rằng bản thân trở thành “mồi ngon” cho kẻ lừa đảo. Câu chuyện là một bài học cảnh tỉnh cho mọi người về lòng tin mù quáng và những cạm bẫy xung quanh, đặc biệt là trong những lúc khốn khó.

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa cho học sinh đã được các trường học các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai sôi nổi, góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào, biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

[Infographic] 48 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

[Infographic] 48 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Tại kỳ họp thứ 29, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI (kỳ họp giải quyết công việc phát sinh) đã ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai. Theo đó, sắp xếp 151 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 126 xã, 16 phường và 9 thị trấn) để thành lập 48 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 45 xã và 3 phường. Chi tiết như sau:

[Infographic] Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025

[Infographic] Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 30/4 - 4/5), tỉnh Lào Cai sẽ có sự thay đổi đáng chú ý về thời tiết. Trong đêm 30/4 - 1/5, có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Những ngày đầu tháng 5, nền nhiệt tăng nhẹ; khoảng ngày 3 - 4/5, có thể xảy ra nắng nóng cục bộ.

Điểm tin trong tuần từ 21 - 27/4

Điểm tin trong tuần từ 21 - 27/4

Kính chào quý vị và các bạn! Mời quý vị và các bạn nghe mục điểm tin tức nổi bật trong tuần của Báo Lào Cai. Chuyên mục được đăng tải vào Chủ nhật hằng tuần trên Báo Lào Cai điện tử.

fb yt zl tw