Triển lãm sách về binh pháp Tôn Tử của Bác Hồ biên dịch

Ngay sau khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đầu năm 1945 Bác Hồ đã biên dịch sách ‘Phép dùng binh của ông Tôn Tử’.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị Vệ quốc đoàn Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đầu năm 1947.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị Vệ quốc đoàn Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đầu năm 1947.

Cuốn sách đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong triển lãm Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ. Triển lãm do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Với hơn 200 ảnh, tài liệu, hiện vật, triển lãm Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ giới thiệu tới công chúng về những tình cảm, sự quan tâm, chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Quân đội nhân dân Việt Nam; về những phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.

Các đại biểu xem triển lãm Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ.
Các đại biểu xem triển lãm Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ.

Người cha thân yêu của Quân đội nhân dân Việt Nam

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày tại triển lãm đã cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy, người cha thân yêu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngay từ những năm 1920, trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Người đã gửi một số thanh niên ưu tú Việt Nam vào học tại Trường Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu, Trung Quốc. Người trực tiếp biên soạn các tài liệu giảng dạy quân sự quan trọng, mở lớp đào tạo, huấn luyện quân sự nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của quân đội cách mạng.

Tại triển lãm, hình ảnh Trường Quân sự Hoàng Phố thời đó, cùng những tài liệu giảng dạy quân sự do Nguyễn Ái Quốc biên soạn được giới thiệu tới người xem.

Tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ban hành chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Di tích Trường Quân sự Hoàng Phố, Quảng Châu, Trung Quốc.
Di tích Trường Quân sự Hoàng Phố, Quảng Châu, Trung Quốc.

Sau này, mặc dù bận trăm công nghìn việc lo cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, thực hiện đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành nhiều tâm sức cho việc lãnh đạo, tổ chức quân đội, giáo dục, rèn luyện những thế hệ cán bộ, chiến sĩ.

Trong triển lãm, người xem được thấy những hình ảnh Người ra trận địa hỏi thăm bộ đội đang làm nhiệm vụ huấn luyện, trực chiến, quan tâm động viên chăm lo cho đời sống cán bộ, chiến sĩ. Hay những lá thư hỏi thăm, động viên bộ đội.

Hình ảnh cuốn sách Thuật dùng binh của ông Tôn Tử do Bác Hồ biên dịch.
Hình ảnh cuốn sách Thuật dùng binh của ông Tôn Tử do Bác Hồ biên dịch.

Tại triển lãm, người xem còn được thấy cuốn sách cũ Phép dùng binh của Tôn Tử do Hồ Chí Minh biên dịch. Sách được Việt Minh xuất bản khoảng tháng 2/1945.

Mở đầu sách, Người giới thiệu “Ông Tôn Tử là một người quân sự có tiếng nhất ở Trung Quốc. Ông sinh hơn 2.000 năm trước...”. Bác cũng chỉ rõ “Nguyên tắc của Tôn Tử chẳng những dùng về quân sự đúng, mà dùng về chính trị cũng rất hay”, cần thiết cho công tác quân sự và chính trị của cán bộ.

Mới đây, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách này với tên Bàn về binh pháp Tôn Tử, bằng hai ngôn ngữ Việt - Nga.

Những lá thư Bác Hồ ân cần gửi bộ đội, vệ quốc quân.
Những lá thư Bác Hồ ân cần gửi bộ đội, vệ quốc quân.

Bữa cơm đạm bạc đầu tiên trong rừng

Tại triển lãm, người xem bắt gặp hình ảnh xúc động 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngồi quây quần bên nhau giữa cây rừng, chia nhau bữa cơm đạm bạc ngay sau lễ thành lập, chuẩn bị cho những trận đánh đầu tiên Phay Khắt, Nà Ngần.

Kể từ bữa cơm đạm bạc trong rừng của 34 chiến sĩ chỉ có vũ khí trong tay là giáo mác, súng trường ấy, 80 năm qua, được Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công tổ chức, rèn luyện, được nhân dân hết lòng thương yêu đùm bọc, sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta đã không ngừng tu dưỡng, định hình những phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ.

Bữa cơm đạm bạc đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngay sau khi thành lập, chuẩn bị cho trận đánh mở màn ở Phay Khắt, Nà Ngần ngày 22/12/1944.
Bữa cơm đạm bạc đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngay sau khi thành lập, chuẩn bị cho trận đánh mở màn ở Phay Khắt, Nà Ngần ngày 22/12/1944.

Triển lãm cho thấy trong 80 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Từ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, qua chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam, hay công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay đều ghi đậm chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Triển lãm mở cửa đón khách tham quan đến hết tháng 1/2025.

Theo tuoitre.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nếp sống mới ở khu dân cư

Nếp sống mới ở khu dân cư

Đến thăm gia đình chị Giàng Thị Xinh ở khu dân cư Nặm Mèng, bản Tổng Kim (xã Vĩnh Yên), ấn tượng đầu tiên là ngôi nhà sàn rộng rãi, sạch sẽ, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, bao quanh nhà là rừng quế xanh tốt. Vườn rau và chuồng nuôi gia súc được bố trí hợp lý, cách xa nơi ở. Đó là những thay đổi tích cực khi gia đình chị Xinh tham gia mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” do xã triển khai.

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Gần đây các tác giả, họa sĩ truyện tranh của Việt Nam đã đa dạng hóa đề tài, cách thể hiện, từ đó thu hút được nhiều hơn đối tượng độc giả. Cùng với đó, ngày càng nhiều giải thưởng truyện tranh trong và ngoài nước được mở ra với quy mô lớn, cũng tạo điều kiện cho họa sĩ trẻ thể hiện tài năng…

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

Thôn Pờ Hồ, xã Thanh Bình (Mường Khương) là nơi quần cư của dân tộc Dao tuyển. Cũng như những ngành Dao khác, người Dao tuyển cũng có chữ cổ là chữ Nôm Dao. Trong nhịp sống hiện đại, việc đọc thông, viết thạo chữ cổ của dân tộc không được mấy người trẻ biết đến. Trăn trở với giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, những người tâm huyết đã cùng tạo nên lớp học “0 đồng” để cùng lưu truyền vốn văn hóa cổ.

Lào Cai có thêm 7 nghệ nhân dân gian

Lào Cai có thêm 7 nghệ nhân dân gian

Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam vừa có Quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam cho các nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy văn hóa văn nghệ dân gian dân tộc đợt 2 năm 2024.

fb yt zl tw