Tìm ra nguyên nhân 149 người ở Đồng Tháp ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sở Y tế Đồng Tháp cho biết nguyên nhân khiến 149 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Hồng Ngọc 12 là do pate gan bị nhiễm khuẩn salmonella.

Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp vừa công bố nguyên nhân khiến 149 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì.

Theo cơ quan này, Công ty TNHH may túi xách Thái Dương ở TP Hồng Ngự có ký hợp đồng với cơ sở sản xuất bánh mì Hồng Ngọc 12 (tiệm Hồng Ngọc 12) để mua bánh mì thịt hàng ngày cho nhân viên ăn lúc tăng ca. Khoảng 16h30 ngày 6/8, tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12 giao cho Công ty Thái Dương 33 ổ.

Sau khi ăn bánh mì, trong ngày 7/8, có 20 công nhân của Công ty Thái Dương nhập viện cấp cứu với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy…

Từ ngày 7-12/8, thêm nhiều người khác (không phải công nhân Công ty Thái Dương) cũng nhập viện điều trị sau khi ăn bánh mì Hồng Ngọc 12. Tổng cộng đã có 149 người nhập viện điều trị với các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.

Theo kết quả lấy mẫu bệnh phẩm, 29/51 bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn salmonella. Còn kết quả lấy mẫu thực phẩm cho thấy 1/5 mẫu patê gan nhiễm vi khuẩn salmonella.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp thăm hỏi sức khỏe bệnh nhân trong vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp thăm hỏi sức khỏe bệnh nhân trong vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì.

Sở Y tế cho biết thêm, 10h ngày 13/8, chủ tiệm Hồng Ngọc 12 xác nhận ngừng kinh doanh bánh mì thịt từ 10h30 ngày 7/8 nhưng vẫn bán bánh mì không nhân và bánh ngọt, bánh bông lan đến chiều cùng ngày. Khoảng 4 giờ sau, chủ tiệm liên hệ cơ quan chức năng để điều chỉnh thông tin thời gian dừng hoạt động hoàn toàn là đến sáng ngày 8/8.

Theo Sở Y tế, đây là vụ ngộ độc thực phẩm lớn (hơn 30 người/vụ), nguyên nhân là do vi khuẩn salmonella có trong patê gan do tiệm Hồng Ngọc 12 tự sản xuất.

Cơ quan này kiến nghị UBND TP Hồng Ngự phạt tiệm Hồng Ngọc 12 về hành vi "Bán thực phẩm gây ngộ độc từ 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”, mức phạt 80-100 triệu đồng; áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm trong 3-5 tháng; buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị cho người bị ngộ độc…

Hiện tại, 142 bệnh nhân đã xuất viện, 7 người còn đang điều trị với tình trạng sức khỏe tạm ổn.

Kết quả xét nghiệm nhanh mẫu rau của các tiệm bánh mì ở Nha Trang cho thấy 11 mẫu dương tính dư lượng thuốc trừ sâu, 6 mẫu khác phát hiện vi khuẩn Salmonella.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Ngày 11/7 hằng năm được lựa chọn là Ngày Dân số thế giới nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về các vấn đề dân số. Ngày Dân số thế giới năm 2025 có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, nhằm đẩy mạnh nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Anh đã chính thức khởi động chương trình Hợp tác An ninh y tế ASEAN - Anh (HSP) kéo dài 5 năm, nhằm tăng cường năng lực của ASEAN trong việc phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa đến sức khỏe.

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ngày càng len lỏi vào hệ thống phân phối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào ngành y tế, vấn đề đặt ra hiện nay là cuộc chiến chống thuốc giả, không chỉ là trách nhiệm hành chính. Đó là phép thử về năng lực quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ và đặc biệt - là thước đo đạo lý của xã hội.

fb yt zl tw