Thủy điện Bắc Cuông gây ảnh hưởng đất sản xuất của người dân

LCĐT - Gần 2 năm nay, người dân bản Đao, xã Xuân Hòa (Bảo Yên) liên tục phản ánh với chính quyền địa phương về việc Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông trong khi tích nước đã gây ngập úng ruộng vườn củaa người dân. Điều đáng nói, dù đã gây ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân bản Đao gần 2 năm qua nhưng đến nay, nhà máy này vẫn chưa có phương án đền bù thỏa đáng cho người dân.

Thủy điện Bắc Cuông gây ảnh hưởng đất sản xuất của người dân ảnh 1
Diện tích ruộng lúa khó canh tác do thường xuyên bị ngập.

Nhiều hộ mất đất sản xuất

Theo người dân bản Đao, sau khi hoàn thành xây dựng, quý IV/2019, Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông bắt đầu tích nước để vận hành thử nghiệm. Ông Hoàng Ngọc Kiều, Trưởng bản Đao cho biết: Cũng từ thời điểm này, nước ở lòng hồ thủy điện bắt đầu dâng cao, vượt qua mốc giới mà nhà máy đã cắm, gây ngập úng hàng nghìn cây gỗ tạp, quế và nhiều diện tích ruộng nằm cạnh bờ suối.

Ông Cổ Văn Hà (50 tuổi) cho biết: Gia đình có 3.601 m2 ruộng (10 sào) nằm cạnh bờ suối. Trước đây, khi khảo sát, nhà máy đã cắm mốc sát bờ ruộng của gia đình tôi và khẳng định sẽ không ảnh hưởng đến diện tích ruộng này. Nhưng khi thủy điện mới tích nước, 10 sào ruộng của gia đình bị ngập úng, không thể trồng lúa, phải chuyển sang trồng rau, màu. Gần 2 năm nay, gia đình phải mua gạo để ăn, trong khi Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông vẫn chưa đền bù.

Cũng như gia đình ông Hà, gia đình ông Cổ Văn Xích (62 tuổi) có 7 sào ruộng bị ngập mỗi khi có lũ ở đầu nguồn về. Ông Xích cho biết: Mỗi khi nước ở thủy điện dâng lên là toàn bộ ruộng bị ngập. Sau khi nước rút, các vết nứt ở ruộng xuất hiện và ngày càng rộng hoác. Đến nay, đất ruộng của gia đình đã bị sạt kéo dài 70 m, sâu 5 m, không còn khả năng canh tác, phải bỏ hoang. Tôi mong chính quyền xã Xuân Hòa, Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông nhanh chóng giải quyết đến bù để người dân chúng tôi sớm ổn định cuộc sống.

Ông Hoàng Văn Nhâm, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết: Khi có ý kiến, kiến nghị của người dân bản Đao, UBND xã đã kiểm tra và yêu cầu Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông đến thống kê diện tích đất sản xuất, cây trồng bị ảnh hưởng để có phương án đền bù cho người dân. Theo thống kê của UBND xã Xuân Hòa, có 17.976 m2 lúa, hoa màu của 25 hộ ở bản Đao bị ngập khi nước dâng, 246 m đất sản xuất của người dân bị sạt lở, hơn 1.000 m2 bị ngập, hơn 2.000 cây quế và cây gỗ tạp của người dân bị ảnh hưởng…

Thủy điện Bắc Cuông gây ảnh hưởng đất sản xuất của người dân ảnh 2
Mực nước thường xuyên dâng lên vượt qua mốc giới mà Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông đã cắm khiến người dân không thể sản xuất nông nghiệp.

Lãnh đạo nhà máy thủy điện im lặng “bất thường”

Trước phản ánh của người dân, UBND huyện Bảo Yên đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương và chủ đầu tư Dự án Thủy điện Bắc Cuông kiểm tra, rà soát hiện trạng cây cối, hoa màu, tài sản, đất đai bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án. Tại buổi làm việc ngày 12/8/2021 giữa các cơ quan chuyên môn của huyện (các phòng Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế và Hạ tầng), UBND xã Xuân Hòa với đại diện Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông và 25 hộ có phản ánh, đã thống nhất một số phương án giải quyết. Theo đó, đối với diện tích đất trong phạm vi lòng hồ thuộc ranh giới dự án đã được cắm mốc trên thực địa, Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án, làm việc trực tiếp với từng hộ để thống nhất, làm rõ khối lượng đã được bồi thường giải phóng mặt bằng (trường hợp đã được giải phóng mặt bằng thì giải thích, chứng minh cho người dân được biết), thời gian xong trong tháng 8/2021. Đối với diện tích đất đai, tài sản, hoa màu nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án bị ảnh hưởng, nhà máy phối hợp với chính quyền địa phương và các hộ có đất, tài sản, hoa màu bị ảnh hưởng do dâng nước lòng hồ, kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng, thống nhất phương án khắc phục cho người dân (nếu có), thời gian xong trước ngày 15/9/2021.

Sau mốc thời gian trên, Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông không kiểm tra, giải quyết các nội dung như đã thống nhất, 25 hộ ở bản Đao đã làm đơn khởi kiện Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông.

Theo lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Yên, trong quá trình giải quyết kiến nghị, phản ánh của người dân, Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông chưa có tinh thần cầu thị, phối hợp để giải quyết; khi giải quyết chưa có trách nhiệm cao.

Ngày 18/8/2021, UBND huyện Bảo Yên có văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần Năng lượng Phúc Thái (Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông) tích cực phối hợp với UBND xã Xuân Hòa giải quyết những vấn đề liên quan. UBND huyện cũng giao UBND xã Xuân Hòa thường xuyên phối hợp, kiểm tra, giám sát Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông trong việc giải quyết, tổng hợp kết quả giải quyết, báo cáo UBND huyện trước ngày 16/9/2021.

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ UBND xã Xuân Hòa, đến nay công ty này vẫn “im hơi lặng tiếng” vì cho rằng khi nhà máy tích nước, mực nước dâng lên ngập vào diện tích đất của các hộ ở bản Đao là cao trình ngoài thiết kế của dự án.                      

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

fb yt zl tw