Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ nền kinh tế

Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ tiếp hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng lên gần chạm mức trần cả năm 14%.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 105 về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong đó hỗ trợ dòng tiền, giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp vẫn là một trong những yêu cầu trọng tâm.

Trong tháng 7 này, Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ tiếp hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng lên gần chạm mức trần cả năm 14%. Đây là lần hiếm hoi hạn mức tín dụng phân bổ gần hết ngay từ giữa năm, nhằm đẩy nhanh cung ứng vốn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng rất thấp từ đầu năm tới nay.

Đầu ra tốt dần lên từ đầu tháng 7, Công ty CP Tập đoàn Gỗ Minh Long vừa chốt được đơn hàng xuất khẩu mới vào cuối năm nay và tiếp tục đàm phán cho năm sau. Nhu cầu tăng công suất và cải thiện dây chuyền đã nằm trong kế hoạch, với nhu cầu bổ sung vốn khoảng 70 tỷ đồng. Tuy nhiên kế hoạch này đã tạm hoãn từ đầu năm đến nay do lãi suất cao và sụt giảm đơn hàng.

Đến nay, lãi suất tiền gửi bình quân còn 5,8%/năm và lãi suất cho vay bình quân còn 8,9%/năm.

"Chi phí vốn chiếm khoảng 15% trên tổng các chi phí. Hiện nay vốn đang rất cao, công ty hoạt động chưa thể có hiệu quả được. Tôi nghĩ lãi suất nên giảm 2 - 3% nữa thì sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế tốt hơn", ông Nguyễn Minh Cương, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Gỗ Minh Long, cho biết.

Đến cuối tháng 6, dư nợ cho vay toàn hệ thống là 12,4 triệu tỷ đồng, chỉ tăng hơn 4,7% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, cùng thời điểm này năm 2022, tín dụng đã tăng 8 - 9%, nhiều ngân hàng thậm chí chạm trần hạn mức ngay từ quý II. Như vậy rõ ràng khác với các năm trước, năm nay, ngân hàng còn nhiều dư địa cho vay.

"Tăng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng của năm 2023 giúp các ngân hàng có room tín dụng một cách chủ động, xây dựng các chương trình cũng như đưa ra các giải pháp, các sản phẩm để giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn", bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình, cho hay.

Cũng trong tháng 7 này, nhiều ngân hàng đã thông báo cam kết giảm lãi suất cho vay với mức lãi suất giảm từ 0,5 - 1,5%/năm nhằm kích cầu tín dụng cuối năm.

Đến nay, lãi suất tiền gửi bình quân còn 5,8%/năm và lãi suất cho vay bình quân còn 8,9%/năm. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngân hàng tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh điều kiện cho vay thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay, ít nhất là 1,5 - 2%.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo các đại biểu Quốc hội, dù tiến độ giải ngân đầu tư công hiện vẫn còn thấp hơn kỳ vọng, nhưng nhờ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam vẫn có cơ sở để đạt mức tăng trưởng ấn tượng nếu có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn từ nay đến cuối năm.

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Cùng với các ngành, địa phương, ngành ngân hàng Lào Cai đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị, tổ chức tín dụng trên địa bàn kịp thời hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh sau trận mưa lũ lịch sử, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Quang Huy, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai về nội dung này.

fbytzltw