Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc với thế giới và là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Ngày 9/12, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.

Đây là lần thứ hai kể từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XV, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị này nhằm đánh giá tình hình nguyên nhân, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng biên và đánh giá tình hình triển khai hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam với các địa phương của Trung Quốc có chung đường biên giới.

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân; đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính…; đại diện lãnh đạo 7 tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc, gồm: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Trung Quốc là thị trường lớn, không khó tính bằng những thị trường khác, phù hợp với trình độ phát triển, tập quán của người dân, doanh nghiệp Việt Nam. Trong nhiều năm vừa qua, Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc với thế giới và là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Bên cạnh đó, một số cửa khẩu đã ứng dụng công nghệ, tần suất thông quan tốt hơn và thúc đẩy thương mại biên giới tốt hơn. Các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương truyền thống giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam với Trung Quốc được khôi phục với nhiều hình thức đa dạng. Kinh tế - xã hội của các địa phương vùng biên cũng có nhiều khởi sắc, đặc biệt là không khí sống hòa thuận giữa các dân tộc của hai đất nước, hai địa phương thân thiện hơn. Một số dự án đầu tư đã được triển khai ở khu vực này, kể cả đầu tư trong nước cũng như đầu tư của nước ngoài tại khu vực.

Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc.
Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương cũng như các bộ, ngành thảo luận, đề xuất những giải pháp để tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại giữa hai nước nói chung, đặc biệt giữa các địa phương có chung đường biên giới với nhau.

Tại Hội nghị, đại diện 7 địa phương biên giới phía Bắc với Trung Quốc như Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã chia sẻ những kết quả đạt được về tình hình thương mại, đầu tư tại các địa phương ở khu vực vùng biên; tồn tại, hạn chế và phương hướng, nhiệm vụ, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc.

Đại diện các bộ/ngành có liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương cũng giải đáp những kiến nghị liên quan đến vấn đề mở, nâng cấp, công nhận cửa khẩu; kiểm dịch động thực vật tại các cửa khẩu đường mòn, lối mở; mở cửa thị trường nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc…

Ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của các địa phương, bộ/ngành, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân lưu ý bên cạnh việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc thì việc nhập khẩu hàng hóa từ phía Trung Quốc rất quan trọng vì liên quan đến nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi giao thương thông thoáng cả xuất khẩu và nhập khẩu; quan tâm đến cơ sở hạ tầng; cơ cấu lại thương mại biên giới và tập trung triển khai một số hoạt động phục vụ cho chuyến thăm sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
Bão diễn biến theo kịch bản xấu khi đi sâu vào vịnh Bắc Bộ và tăng cấp.

Bão bất ngờ mạnh lên cấp 11, đi vào sâu vịnh Bắc Bộ

Sáng nay, bão số 1 đã mạnh lên cấp 11, giật cấp 14, dự báo đi sâu vào vịnh Bắc Bộ trước khi lên Trung Quốc, có thể gây gió mạnh cấp 9-11, giật cấp 14 ở vịnh Bắc Bộ, biển động dữ dội. Mưa lớn tiếp tục trong ngày hôm nay ở miền Trung, đồng thời mở rộng ra Thanh Hoá và đồng bằng Bắc Bộ.
Dự báo mới nhất về đường đi và vùng ảnh hưởng của bão số 1.

Bão tăng cấp, đi vào vịnh Bắc Bộ

Những nhận định mới nhất cho thấy, bão số 1 sẽ đi vào khu vực phía đông vịnh Bắc Bộ trước khi tiến lên bán đảo Lôi Châu vào đất liền Trung Quốc. Ảnh hưởng của bão với biển ven bờ các tỉnh miền Bắc sẽ lớn hơn, nguy hiểm hơn. Hôm nay, Miền Trung và Bắc Tây Nguyên tiếp tục mưa rất lớn, vùng mưa mở rộng đến Hà Tĩnh.
Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ.

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm nay, cũng là cơn bão đầu tiên hoạt động ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.
fb yt zl tw