Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh

Chuyển đổi xanh trong lĩnh vực năng lượng đang dần trở thành xu hướng chủ đạo của thế giới và là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay của Việt Nam. Nước ta cũng thuộc danh sách các nước có tiềm năng lớn để đầu tư các nguồn năng lượng tái tạo mới như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện sóng biển và khí sinh học Biogas.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1-nnnn-2390.jpg.jpg
Lắp đặt điện mặt trời áp mái tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống.

Theo các chuyên gia, để tận dụng được tiềm năng vốn có, Việt Nam cần có những chính sách khuyến khích để mở rộng thị trường năng lượng tái tạo, thúc đẩy và triển khai công nghệ mới, cung cấp cơ hội thích hợp cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo ở tất cả lĩnh vực quan trọng.

Giải pháp bền vững

Thế giới hiện nay vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng truyền thống như dầu mỏ, than đá, và khí tự nhiên. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này cũng đang dần cạn kiệt, theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ còn duy trì được từ 70 đến 100 năm.

Lượng tiêu thụ than đá toàn cầu bình quân mỗi năm là 7.320 triệu tấn trong khi trữ lượng than đá ước tính còn 891.500 triệu tấn; tiêu thụ bình quân 35 tỷ thùng dầu/năm trong khi trữ lượng còn 1.480 tỷ thùng; tiêu thụ 4.000 tỷ m3 khí đốt/năm trong khi dự trữ toàn cầu là 187.100 tỷ m3.

Không những vậy, theo Tiến sĩ Chử Đức Hoàng, Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), năng lượng truyền thống không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ khí thải gây hiệu ứng nhà kính đến ô nhiễm nước và đất, mà còn đang dần cạn kiệt, đặt ra một mối đe dọa cho cung cấp năng lượng ổn định trong tương lai.

Không những vậy, việc phụ thuộc vào một số ít quốc gia sản xuất dầu mỏ, than đá và khí tự nhiên có thể tạo ra những rủi ro về an ninh năng lượng, nhất là khi xảy ra xung đột chính trị hoặc kinh tế. Chính vì vậy, việc chuyển đổi sang năng lượng sạch, bao gồm năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió,… cung cấp một giải pháp bền vững, không gây hại cho môi trường.

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, ngành năng lượng phát triển mạnh trong tất cả khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối và xuất nhập khẩu năng lượng. Tuy vậy, quy mô và hiệu quả ngành năng lượng còn thấp, trạng thái an ninh năng lượng Việt Nam chưa được bảo đảm.

Đặc biệt, nhu cầu năng lượng của Việt Nam cũng đang tăng rất nhanh: Khoảng 10%/năm trong giai đoạn 2001-2010, khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2011 đến nay, trong khi nhu cầu về điện tăng 13%/năm trong giai đoạn 2001-2010 và gần 10%/năm trong giai đoạn 2011 đến nay. Phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam vào năm 2010, khoảng 67,7% vào năm 2020, đồng thời dự báo sẽ chiếm khoảng 73,1% và 79,7% vào năm 2030 và 2050 theo kịch bản thông thường.

“Đáng lo ngại hơn là trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng sơ cấp”- ông Hoàng Việt Dũng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) cho biết. Do đó, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo là giải pháp quan trọng để bảo đảm an ninh năng lượng cũng như thực hiện cam kết mục tiêu về phát triển năng lượng xanh, giảm lượng khí nhà kính của Việt Nam trong tương lai.

Hoàn thiện khung chính sách

Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) với các cam kết chính trị mạnh mẽ của nhiều nước, trong đó có Việt Nam về cắt giảm khí nhà kính cho thấy xu hướng xanh hóa trong sản xuất, tiêu thụ năng lượng cũng như chuyển dịch năng lượng đang trở thành vấn đề cấp thiết, quan trọng trong sách lược phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường của các quốc gia trên thế giới.

Việc cam kết đạt mục tiêu khử các-bon hoàn toàn vào giữa thế kỷ này càng khiến cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, trong đó có các dự án điện gió ngoài khơi. Chuyên gia cao cấp về năng lượng của Tập đoàn T&T Nguyễn Đức Cường chia sẻ, với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, độ sâu mực nước nông và tốc độ gió cao, ổn định, Việt Nam hội tụ đầy đủ các tiền đề quan trọng, cần thiết để phát triển các dự án điện gió ngoài khơi đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, những tiến bộ gần đây của công nghệ đã giúp giảm chi phí đầu tư, lắp đặt đưa đến chi phí quy dẫn (LCOE) của điện gió ngoài khơi trở nên cạnh tranh hơn với các nguồn điện truyền thống.

Không những vậy, điện gió ngoài khơi được coi là nguồn năng lượng không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, do vậy được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc khai thác năng lượng tái tạo vẫn là ngành công nghiệp mới ở Việt Nam, do đó chưa có khung pháp lý hoàn thiện cũng như các chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển. Thí dụ, hiện nay vẫn chưa có tiêu chí hoặc thuật ngữ cụ thể định nghĩa thế nào là một dự án điện gió ngoài khơi cũng như ranh giới phân biệt giữa điện gió trên bờ và ngoài khơi.

Nếu không làm rõ được vấn đề này sẽ gây ra vướng mắc cho cả nhà đầu tư lẫn các địa phương và bộ, ngành. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp đồng bộ, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển năng lượng tái tạo nói chung, điện gió ngoài khơi nói riêng, coi đây là một ngành công nghiệp mới được khuyến khích đầu tư phát triển, đóng góp vào thực hiện các cam kết của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm CO2 cũng như phù hợp Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia.

Tiến sĩ Chử Đức Hoàng cho rằng, đối mặt thách thức của biến đổi khí hậu và nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng, sự chuyển đổi sang năng lượng xanh không chỉ là một lựa chọn mà là một nhu cầu cấp thiết. Trong quá trình chuyển đổi này, công nghệ đóng một vai trò quan trọng, từ việc tạo ra các giải pháp hiệu quả để thu thập và lưu trữ năng lượng, đến việc tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng này trong cả sản xuất và tiêu dùng hằng ngày. Do đó, đổi mới công nghệ là xu hướng tất yếu để các quốc gia, tập đoàn, doanh nghiệp chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch thành công.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

fb yt zl tw