Thúc đẩy bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kể từ năm 2022, nhiều nội dung hoạt động thiết thực của Dự án 8 về "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" được triển khai trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Lào Cai có cuộc phỏng vấn bà Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về một số vấn đề liên quan đến quá trình triển khai và kết quả đạt được từ Dự án.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phóng viên: Thưa bà, là cơ quan đầu mối cấp tỉnh trong triển khai thực hiện Dự án 8, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phát huy vai trò như thế nào trong quá trình triển khai thực hiện Dự án?

IMG_9839.JPG
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Thị Khánh Nguyệt.

Bà Hà Thị Khánh Nguyệt: Bám sát nội dung, yêu cầu của Chương trình theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn, kế hoạch thực hiện Dự án 8 giai đoạn I của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và gắn với nhiệm vụ trọng tâm của nghị quyết đại hội phụ nữ các cấp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh với vai trò là cơ quan đầu mối cấp tỉnh Dự án 8 đã tập trung chỉ đạo xây dựng các văn bản để triển khai thực hiện Dự án 8 tại địa phương.

Hội tham gia góp ý xây dựng Kế hoạch của UBND tỉnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025; phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch triển khai Dự án 8 giai đoạn 2021 – 2025; tham mưu UBND tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch 355/KH-UBND ngày 24/10/2022 triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025.

Hội chủ động tham mưu với UBND tỉnh triển khai thực hiện Dự án; chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch giai đoạn, kế hoạch năm; sơ kết đánh giá 1 năm và sơ kết giữa kỳ thực hiện dự án, từ đó định hướng các nhiệm vụ thực hiện dự án năm 2023 cả ở cấp huyện và cấp tỉnh.

93ec96d3a922007c5933.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm mô hình hội viên phụ nữ khởi nghiệp ở Sa Pa.

Trên cơ sở rà soát các tiêu chí, hội xây dựng kế hoạch chỉ đạo điểm và lựa chọn 10 xã đảm bảo các tiêu chí để chỉ đạo điểm các mô hình, hoạt động can thiệp của Dự án 8; thành lập Ban điều hành Dự án cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và phân công ban chuyên môn làm đầu mối hướng dẫn hội phụ nữ các huyện/thị xã/thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án 8 phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Phóng viên: Qua một thời gian triển khai, hiện Dự án 8 đã đạt được những kết quả như thế nào, thưa bà?

Bà Hà Thị Khánh Nguyệt: Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động. Qua rà soát, Dự án 8 được triển khai tại 605 thôn/138xã/9 huyện, thị xã thành phố.

Theo Kế hoạch 355/KH-UBND ngày 24/10/2022 triển khai Dự án 8 trên địa bàn, tỉnh xây dựng 10 chỉ tiêu chính thực hiện trong giai đoạn I: 2021 - 2025. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã hoàn thành 100% đối với 4 chỉ tiêu trong cả giai đoạn, gồm: Thành lập và duy trì tổ truyền thông cộng đồng; thành lập mô hình câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; tập huấn hướng dẫn về giám sát và đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ xã, thôn; tập huấn lồng ghép giới cho cán bộ huyện, xã.

7c02b7fc5dd3f48dadc2.jpg
Hoàn thành chỉ tiêu thành lập tổ truyền thông cộng đồng.

Ngoài ra, các chỉ tiêu khác đang được các địa phương và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tích cực triển khai, đảm bảo tiến độ. Riêng đối với chỉ tiêu về tổ tiết kiệm vay vốn thôn, bản hiện đã dừng triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Một số kết quả nổi bật trong triển khai Dự án 8 là tính đến thời điểm này, toàn tỉnh thành lập và duy trì 424 tổ truyền thông cộng đồng, với trên 3.700 thành viên tham gia; thành lập 85 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, với trên 1.900 thành viên tham gia. Hiện nay, các mô hình đang duy trì hoạt động và phát huy vai trò ở các địa bàn. Hội phụ nữ các cấp phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức 59 hội nghị đối thoại chính sách tại các cụm xã trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố với 6.500 người tham gia.

041dd1cf3be092becbf1.jpg
Các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới thu hút đông hội viên, phụ nữ và Nhân dân tham gia.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 1 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị cấp huyện, cấp xã; 23 lớp tập huấn lồng ghép giới (Chương trình 2) cho cán bộ huyện, xã và 50 lớp tập huấn lồng ghép giới (Chương trình 3) cho cán bộ thôn bản và 28 lớp tập huấn hướng dẫn giám sát và đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ xã, thôn.

Kể từ năm 2022 đến nay, các hoạt động của Dự án 8 trên địa bàn tỉnh được triển khai bám sát yêu cầu định hướng của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, vừa mang tính toàn diện, vừa cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Lào Cai. Qua đó, Dự án thực hiện đạt được một số kết quả bước đầu về các chỉ tiêu cốt lõi, từng bước thay đổi nhận thức và hành động để xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới, được cán bộ, hội viên, phụ nữ, Nhân dân đón nhận, ủng hộ và cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận.

7c0040e30712ae4cf703.jpg
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh giám sát, hỗ trợ kỹ thuật các mô hình điểm Dự án 8 của tỉnh.

Phóng viên: Là tỉnh vùng cao, biên giới, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Dự án 8 mang lại những lợi ích, giá trị thiết thực như thế nào đối với Lào Cai, thưa bà?

Bà Hà Thị Khánh Nguyệt: Đây là lần đầu tiên, trong chương trình mục tiêu quốc gia có riêng một dự án thành phần về thúc đẩy bình đẳng giới. Dự án 8 đã tạo động lực, cơ chế cho hội phụ nữ các cấp tổ chức các hoạt động.

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, với 25 dân tộc cùng sinh sống. Toàn tỉnh hiện có 112.258/146.419 hội viên phụ nữ, trong đó, hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số là 64.198 người, chiếm 57,2%. Ở một số nơi, do nhận thức của đồng bào còn hạn chế nên bất bình đẳng giới vẫn còn xảy ra.

IMG_1431.JPG
Hội viên phụ nữ làm chủ công nghệ, vươn lên khẳng định vị trí, vai trò của mình.

Dự án 8 xác định đối tượng thụ hưởng là phụ nữ và trẻ em tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật.

Việc triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới; chăm lo đời sống, bảo vệ, chăm sóc cho phụ nữ và trẻ em; giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phóng viên: Thưa bà, trên cơ sở triển khai các nội dung hoạt động, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh có kiến nghị, đề xuất gì để việc triển khai Dự án hiệu quả, đồng nhất, đảm bảo tiến độ đề ra?

Bà Hà Thị Khánh Nguyệt: Để các nội dung hoạt động chất lượng, hiệu quả, bền vững, về phía Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đề nghị ban hành tài liệu/sổ tay hướng dẫn, định hướng các các nội dung truyền thông của mô hình Tổ truyền thông cộng đồng; hướng dẫn vận hành hoạt động của câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nhất là mô hình câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” ngoài cộng đồng.

IMG_0682.JPG
Hội thi các mô hình sáng tạo và hiệu quả thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phòng, chống bạo lực gia đình năm 2023.

Ngoài ra, Trung ương hội cần sớm có tập huấn, hướng dẫn hướng dẫn về triển khai thực hiện Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Dự án tại các địa phương; điều chỉnh, bổ sung Hướng dẫn 04/HD-ĐCT ngày 28/7/2022 cho phù hợp với tình hình thực tế.

Về phía tỉnh, đề nghị UBND tỉnh sớm có kế hoạch phê duyệt nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chủ trì Dự án triển khai thực hiện các chỉ tiêu đầu ra trong năm.

Phóng viên: Xin cảm ơn bà đã trả lời phỏng vấn!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã tổ chức, triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực hướng về Điện Biên.

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai kế hoạch tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”.

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Trong trận đấu tháng đầy kịch tính, với sự thông minh và tự tin trong từng câu trả lời, nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai - Đặng Duy Khánh liên tục dẫn đầu trong các phần thi và giành chiến thắng trong cuộc thi tháng đầu tiên quý III Đường lên đỉnh Olympia 24. Cùng với vòng nguyệt quế tháng, Khánh đã ghi tên vào trận thi quý III.

Bất an với thức ăn đường phố

Bất an với thức ăn đường phố

Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại các địa phương: Khánh Hòa, Đồng Nai, TPHCM với hàng trăm ca nhập viện, thậm chí có ca phải lọc máu để điều trị. Mối lo ngại về thực phẩm đường phố chưa bao giờ giảm đi, nhất là trong những ngày nắng nóng gay gắt.

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

Ngày 3/5, Công an xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) phối hợp với Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng tổ chức tặng 165 bình chữa cháy xách tay với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Xuân Quang.

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cho tất cả các khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Đồng thời, thanh tra Bộ, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực trong suốt kỳ thi và có phương án sẵn sàng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất. 

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

fb yt zl tw