Thủ tướng: Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển

Kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp sáng 10/2, nhấn mạnh thông điệp "đất nước có khát vọng, nhân dân mong muốn và chờ đợi, thì Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp để có cam kết triển khai công việc cụ thể, thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 10/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Đồng chủ trì có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn.

Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, 26 tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhà nước và tư nhân.

Tham gia giải quyết những bài toán lớn của đất nước

Hội nghị đã nghe các phát biểu của các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân cả nước, chia sẻ về tâm tư, nguyện vọng, các sáng kiến, cách làm mới, thể hiện tinh thần vượt khó, đổi mới sáng tạo, các đề xuất táo bạo giải quyết những bài toán lớn của quốc gia, từ đó phát huy tối đa mọi sức mạnh của các doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy doanh nghiệp tăng tốc, bứt phá, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước năm 2025, giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các báo cáo, ý kiến tại hội nghị khẳng định khu vực kinh tế tư nhân nói chung, trong đó có doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, luôn được Đảng, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển nhanh, bền vững, đa dạng cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong GDP.

Một số tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn đã chủ động chuyển đổi, đầu tư mạnh mẽ vào chuyển đổi số, các ngành công nghiệp mới như: AI, chip bán dẫn, hydrogen; tiên phong đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng kinh tế xanh, tuần hoàn, đóng góp tích cực vào quá trình hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững và cam kết "net zero" của Chính phủ vào năm 2050.

Các doanh nghiệp lớn từng bước trở thành lực lượng tiên phong dẫn dắt và động lực quan trọng của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần bảo đảm kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế với hàm lượng chất xám cao và khả năng đổi mới sáng tạo.

Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào các dự án quan trọng, có tính then chốt, lan tỏa, bước đầu đã phát huy động lực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp quy mô lớn đã có sự chuyển mình trong áp dụng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, hoạt động đầu tư của khối doanh nghiệp này đã hỗ trợ, bổ sung nguồn lực, giảm bớt đầu tư từ ngân sách nhà nước; góp phần đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân, hiệp hội doanh nghiệp và cá nhân các doanh nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực, quan trọng vào công tác bảo đảm an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, cùng nhân dân vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch COVID-19, hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ (siêu bão số 3 Yagi), tham gia triển khai các chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà ở xã hội theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, tích cực chăm lo cho các đối tượng yếu thế…

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình điều hành phần thảo luận - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình điều hành phần thảo luận - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu đã phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp tư nhân tiên phong thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược, nhất là tham gia đầu tư, thực hiện, các dự án quan trọng, dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khoáng sản thiết yếu, chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…, tạo ra giá trị gia tăng, vươn tầm khu vực và quốc tế; đề xuất hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân tăng tốc bứt phá, góp phần phát triển nhanh, bền vững, thực hiện tốt sứ mệnh trong kỷ nguyên mới của dân tộc…

Các bộ, ngành và doanh nghiệp phải cam kết cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ lớn

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hội nghị đã diễn ra với tinh thần trách nhiệm, thấu hiểu và chia sẻ, khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với doanh nghiệp, doanh nhân.

Về các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý ngay với tinh thần 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả.

Các doanh nghiệp dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các doanh nghiệp dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nêu rõ khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế, một thành phần quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta, Thủ tướng bày tỏ ấn tượng, ngưỡng mộ, khâm phục, tự hào và tin tưởng về những kết quả đã đạt được và sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong tương lai.

Sau 40 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Trong thành quả chung đó, có đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.

Thủ tướng lấy ví dụ, kinh tế tư nhân hiện đóng góp vào gần 45% GDP cả nước, hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo việc làm cho 85% số lao động cả nước; chiếm tới 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng trân trọng cảm ơn những đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước và đặc biệt trong những lúc khủng hoảng, những thời điểm quan trọng, những lúc đất nước gặp khó khăn như đại dịch COVID-19, thiên tai, bão lũ… Theo Thủ tướng, những lúc như vậy, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân luôn sẵn sàng đóng góp và các đại biểu dự Hội nghị ai cũng có đóng góp.

Theo Thủ tướng, Đảng, Nhà nước đã ban hành các nghị quyết, luật để thúc đẩy phát triển, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Sắp tới, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, các cơ quan sẽ xây dựng đề án về phát triển các doanh nghiệp dân tộc phát huy vai trò đầu đàn, dẫn dắt và đề án về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Thủ tướng, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá về đích để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, phải phấn đấu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để những năm tiếp theo tăng trưởng 2 con số.

Thủ tướng trân trọng cảm ơn những đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng trân trọng cảm ơn những đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Đây cũng là là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước - kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập Nước; là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.

Cũng trong năm 2025, chúng ta thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy; quyết liệt thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp phấn đấu tăng trưởng ít nhất 2 con số, đóng góp triển khai các nhiệm vụ lớn nói trên, góp phần vào thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập Nước).

Người đứng đầu Chính phủ nêu 8 mong muốn với các doanh nghiệp, doanh nhân: Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực; tăng tốc, bứt phá trong tăng trưởng; bao trùm, toàn diện, bền vững trong phát triển đất nước; đẩy mạnh xây dựng, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo; tích cực tham gia bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là xóa nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân; ngày càng có nhiều doanh nghiệp dân tộc lớn tham gia vào các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, góp phần nâng cao thương hiệu quốc gia.

Thủ tướng trao đổi với các doanh nghiệp - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng trao đổi với các doanh nghiệp - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Về các băn khoăn, trăn trở, Thủ tướng cho rằng băn khoăn, trăn trở nhất mà nhiều đại biểu để cập là việc các cấp, các ngành thực thi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

"Chúng tôi cam kết rà soát lại việc này, xây dựng thể chế thông thoáng, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, xóa bỏ cơ chế xin - cho, giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt, phù hợp, hiệu quả. Phát triển hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, nền kinh tế và đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao cho cả nước, cho xã hội, trong đó có phục vụ các doanh nghiệp", Thủ tướng phát biểu.

Với các bộ, ngành, Thủ tướng đề nghị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao cần trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp, hai bên có cam kết để triển khai công việc cụ thể, tham gia thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước.

Người đứng đầu Chính phủ lấy ví dụ trong xây dựng đường sắt tốc độ cao, Bộ GTVT có cam kết với Hòa Phát về đường ray, với THACO về toa tàu, với Đèo Cả, Xuân Trường về đào hầm, làm đường… Thủ tướng nhấn mạnh điều này phải trên cơ sở "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và không có tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh, làm ăn đúng luật, tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc.

Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp: "Chính phủ, bộ, ngành, địa phương "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm"; chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển vươn mình, giàu mạnh, văn minh, phồn vinh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đất nước có khát vọng, nhân dân mong muốn và chờ đợi, thì Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển".

Theo baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong thương mại điện tử

Cơ hội hợp tác của doanh nghiệp và nhà đầu tư

Tại Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" được tổ chức chiều 14/3 tại thành phố Lào Cai, nhiều tham luận sâu sắc của các quan chức ngoại giao, nhà quản lý, chính khách đã được trình bày. Báo Lào Cai lược trích nội dung một số tham luận tiêu biểu.

Liên kết các địa phương và cơ hội cho các nhà đầu tư

Liên kết các địa phương và cơ hội cho các nhà đầu tư

Tại sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư", các đại biểu là lãnh đạo thành phố Hải Phòng, tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, nhà đầu tư Saigontel, đại diện VCCI và lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức diễn đàn thảo luận về tăng cường liên kết các địa phương và cơ hội cho các nhà đầu tư.

Bế mạc Hội nghị "Gặp gỡ 2025"

Bế mạc Hội nghị "Gặp gỡ 2025"

Chiều 14/3, tại thành phố Lào Cai, sau hai phiên thảo luận sôi nổi, Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" do UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức đã bế mạc.

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn: Lào Cai hội tụ đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn: Lào Cai hội tụ đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Tại Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" diễn ra chiều 14/3 tại thành phố Lào Cai, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã có bài phát biểu khẳng định tỉnh Lào Cai hội tụ đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Sinh tiếp xã giao các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Sinh tiếp xã giao các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam

Chiều 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025", đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp xã giao ông Oudet Souvannavong, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào; bà Ingrid Christensen, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam; ông James Tan, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Malaysia tại Việt Nam.

Thủ tướng: Bạn bè quốc tế hãy hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước

Thủ tướng: Bạn bè quốc tế hãy hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước

Sáng 14/3, dự Diễn đàn chính sách “Việt Nam chủ động phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới” trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025 (AISC 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn bạn bè quốc tế hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước.

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham dự chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025" tại Lào Cai

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham dự chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025" tại Lào Cai

Sáng 14/3, Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai tham dự chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư", gọi tắt là "Gặp gỡ 2025" tổ chức tại Lào Cai (Việt Nam).

Lào Cai luôn coi trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị với Vân Nam (Trung Quốc)

Lào Cai luôn coi trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị với Vân Nam (Trung Quốc)

Thực hiện đường lối đối ngoại “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” của Đảng và Nhà nước, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn tích cực mở rộng quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, tỉnh coi trọng tình hữu nghị, hợp tác, phát triển truyền thống, lâu đời với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Dư luận đánh giá cao chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm

Dư luận đánh giá cao chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chuyến thăm chính thức Singapore (từ 11 - 13/3) của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thành công tốt đẹp với kết quả nổi bật nhất là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược Toàn diện, được dư luận đánh giá là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Singapore, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả trên các lĩnh vực.

Chấn chỉnh thái độ làm việc cầm chừng

Chấn chỉnh thái độ làm việc cầm chừng

Công cuộc tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đang được thực hiện quyết liệt, triệt để nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng tốc phát triển đất nước. Bên cạnh tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân nhiệt tình ủng hộ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao thì cũng có một bộ phận vì lo lắng vị trí của mình nên rơi vào trạng thái buông xuôi, làm việc cầm chừng, từ đó dẫn tới bê trễ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ thấp.

Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Theo Thông báo kết luận số 75-TB/TW của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, chỉ đạo Bộ Nội vụ rà soát kỹ lưỡng các quy định tại Nghị định để điều chỉnh cho hợp lý nhằm giải quyết triệt để những vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện.

fb yt zl tw