Thủ tướng chủ trì họp xây dựng luật, sửa đổi một số luật trong lĩnh vực tài chính

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong ba đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước xác định. Trong đó, cùng với việc rà soát, xây dựng luật, khi trên thực tế có những vướng mắc phát sinh thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận cuộc họp. Ảnh: TTXVN.

Chiều tối 16/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành để thảo luận về việc xây dựng dự án luật nhằm sửa đổi một số nội dung của các luật thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang, Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan thuộc Chính phủ.

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ nghe báo cáo về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi một số điều của các luật: Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Chứng khoán; Luật Quản lý thuế. Các đại biểu thảo luận, cho ý kiến về sự cần thiết xây dựng luật, quy trình thủ tục, hồ sơ và các nội dung chính sách của luật này.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước xác định. Trong đó, cùng với việc rà soát, xây dựng Luật, khi trên thực tế có những vướng mắc phát sinh thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung.

Nhất trí việc xây dựng 1 luật để sửa đổi, bổ sung 7 luật trong lĩnh vực tài chính nhằm xử lý các vướng mắc pháp luật, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát, sửa đổi những nội dung hết sức cơ bản, cấp bách, phục vụ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Trong đó, cùng với tăng cường quản lý nhà nước bằng các chính sách, quy trình, quy chuẩn và công cụ kiểm tra, giám sát, luật phải nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tránh cơ chế xin – cho, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; không tạo ra môi trường cho tham nhũng, tiêu cực; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, tháo gỡ các vướng mắc, huy động mọi nguồn lực, khơi thông cho phát triển; thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thủ tướng chỉ đạo rà soát, đánh giá kỹ lưỡng các bất cập, làm rõ các quy định cần phải sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tăng cường phân cấp cho địa phương xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về thẩm quyền quyết định thu chi ngân sách, giải ngân đầu tư công; tăng thu, giảm chi phí, giảm lãng phí... trong Luật Ngân sách Nhà nước; làm rõ các tiêu chí, căn cứ, nguyên tắc linh hoạt để xử lý các vấn đề cấp bách quy định trong Luật Dự trữ Quốc gia; rà soát để phân cấp hơn nữa trong việc xem xét, quyết định xử lý tài sản công thuộc thẩm quyền và bảo đảm thống nhất trong áp dụng pháp luật tại Luật Quản lý sử dụng tài sản công, vừa đảm bảo công tác quản lý, vừa huy động được nguồn lực cho phát triển.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận cuộc họp. Ảnh: TTXVN.

Thủ tướng chỉ đạo đánh giá cụ thể Luật Kế toán để tháo gỡ, tạo khung pháp lý để cán bộ yên tâm, không sợ sai. Rà soát các quy định cụ thể của Luật kiểm toán, nhằm bảo đảm có căn cứ pháp lý để tăng cường năng lực của doanh nghiệp kiểm toán hoạt động hiệu quả; phòng ngừa rủi ro về tài chính của doanh nghiệp, nhất là các giao dịch kinh tế phức tạp, có quy mô lớn; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Luật Chứng khoán phải tháo gỡ các vướng mắc cho phát triển, song phải ngăn ngừa, xử lý các sai phạm, nhất là các hành vi lừa đảo, lợi dụng các sơ hở của pháp luật để gian lận, trục lợi trên thị trường...

Đối với Luật Quản lý Thuế, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát, bảo đảm giải quyết triệt để các vướng mắc về thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính về thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhất là trong các thủ tục hoàn thuế, khấu trừ, xử lý chậm nộp; tăng cường cơ chế hậu kiểm, phòng ngừa gian lận, trốn thuế bảo đảm chống thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành tiếp tục rà soát kỹ, đóng góp ý kiến theo đúng mục tiêu, đối tượng, phạm vi đã đề ra; giao Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ xem xét, quyết định để trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024, đảm bảo lộ trình, tiến độ, chất lượng. Trong quá trình xây dựng phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc, kịp thời báo cáo cấp, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.

Theo dangcongsan.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4/4, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.

Người dày công vun đắp cầu nối hữu nghị, đoàn kết Việt-Lào

Người dày công vun đắp cầu nối hữu nghị, đoàn kết Việt-Lào

Mối quan hệ trong sáng, thủy chung hiếm có là hành trang quý giá của hai dân tộc Việt Nam và Lào trên con đường phát triển. Điều đó không ngừng được xây đắp bởi lớp lớp thế hệ lãnh đạo cùng nhân dân hai nước, trong đó có đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nhà cách mạng lão thành của Đảng NDCM Lào.

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Đó là phát biểu của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) về việc phối hợp tháo gỡ, vướng mắc cho các dự án sản xuất công nghiệp của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Buổi làm việc diễn ra chiều 3/4 tại thành phố Lào Cai.

Ngày 3/4/1975: Giải phóng Đà Lạt, kết thúc Chiến dịch Tây Nguyên

Ngày 3/4/1975: Giải phóng Đà Lạt, kết thúc Chiến dịch Tây Nguyên

3 giờ sáng 3/4/1975, lực lượng của ta đã tiến đến khu vực ngã ba Phi Nôm và chia làm hai mũi: Tiểu đoàn 840 tiến theo đường 21 về thị trấn D’Ran, nhưng địch ở đây đã bỏ chạy, đơn vị nhanh chóng tiếp quản chi khu, quận lỵ và thành lập Ủy ban Quân quản huyện Đơn Dương. Tiểu đoàn 186 theo đường 20 lên Đà Lạt.

Xử lý nghiêm các trường hợp “lợi dụng chính sách” để trục lợi

Xử lý nghiêm các trường hợp “lợi dụng chính sách” để trục lợi

Đó là phát biểu chỉ đạo nhấn mạnh của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh tại Hội nghị sơ kết công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp quý I; phương hướng, nhiệm vụ quý II, năm 2025 diễn ra sáng 3/4.

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần

Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.

fb yt zl tw