Thống đốc nói về một ngân hàng bị rút tiền hàng loạt khiến NHNN làm ngày làm đêm xử lý

“Thực tế đã có trường hợp một ngân hàng bị rút tiền hàng loạt khiến Ngân hàng Nhà nước làm ngày làm đêm để rà soát các hồ sơ tài sản đảm bảo của ngân hàng này”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho hay.
Sáng 29/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó hai nội dung chính là thẩm quyền cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD) để xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt, và luật hoá các quy định tại Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu.
Ngăn chặn "lạm dụng” cho vay lãi suất 0%/năm
Về nội dung điều chỉnh thẩm quyền cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm và không cần tài sản đảm bảo (TSĐB) đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) bị rút tiền hàng loạt, trước khi có Luật Các TCTD năm 2024, quy định việc cho vay đặc biệt thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). 
Tuy nhiên luật sửa đổi năm 2024 đã quy định thẩm quyền cho vay đặc biệt thuộc Thủ tướng Chính phủ. 
Còn tại dự thảo sửa đổi lần này, ban soạn thảo đề xuất giao thẩm quyền cho vay đặc biệt cho NHNN.
Báo cáo làm rõ thêm ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, thực tiễn với sự biến động không ngừng của hệ thống các TCTD, với sự phát triển nhanh về công nghệ, người dân không chỉ đến ngân hàng mà có thể rút tiền bằng phương tiện điện tử. Vì vậy để có sự phản ứng nhanh, ban soạn thảo đề xuất giao thẩm quyền cho vay đặc biệt cho NHNN.
Theo Thống đốc, việc cho vay đặc biệt không diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, chỉ diễn ra trong trường hợp rất đặc biệt. Thực tế ngân hàng vẫn có thể phát hiện từ sớm, từ xa đối với trường hợp rút tiền hàng loạt. 
Trước lo ngại của một số đại biểu Quốc hội về khả năng lạm dụng cơ chế cho vay đặc biệt, cụ thể là việc áp dụng lãi suất 0%/năm và không có tài sản bảo đảm đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) chưa thực sự cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định: "Trong quá trình hoạt động, nếu một TCTD gặp khó khăn về thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước vẫn thực hiện cho vay để hỗ trợ. Tuy nhiên, đây là khoản vay có lãi suất, chứ không phải áp dụng lãi suất 0%/năm như lo ngại".
"Việc cho vay đặc biệt chỉ diễn ra với trường hợp rút tiền hàng loạt. Đây là vấn đề lớn, nếu không phản ứng kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hệ thống. Khi xem xét cho vay đặc biệt, NHNN luôn yêu cầu TCTD phải có TSĐB trước. Nếu TCTD rơi vào tình trạng quá khó khăn, không còn TSĐB thì NHNN mới cho vay không TSĐB,” Thống đốc nói thêm.
Về ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ TSĐB là những tài sản gì, Thống đốc cho hay, TCTD là trung gian huy động vốn và cho vay, nên khi cho vay bao giờ cũng phải có hồ sơ tín dụng, bao gồm hợp đồng thế chấp TSĐB để đảm bảo cho khoản vay. Các hồ sơ này được xem là TSĐB khi TCTD vay đặc biệt từ NHNN. Ngoài ra, trái phiếu của ngân hàng cũng được xem là một loại tài sản đảm bảo cho khoản vay đặc biệt.
"Thực tế đã có trường hợp một ngân hàng bị rút tiền hàng loạt khiến NHNN làm ngày làm đêm để rà soát các hồ sơ TSĐB của ngân hàng này”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay.
Theo Thống đốc, mức lãi suất 0%/năm khi cho vay đặc biệt chỉ với mục tiêu duy nhất là đảm bảo an toàn hệ thống. Trong đề án tái cơ cấu 3 ngân hàng "0 đồng” (OceanBank, GPBank, CB) cũng áp dụng giải pháp lãi suất 0%/năm, nếu không, các ngân hàng này đã gặp khó khăn lại càng rơi vào khó khăn.
Đối với ý kiến của đại biểu về số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện cho vay đặc biệt, người đứng đầu ngành ngân hàng cho hay, thực tế việc rút tiền hàng loạt không chỉ xảy ra với ngân hàng yếu kém. Ngay cả ở Mỹ cũng đã có những ngân hàng để xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt dù họ đang hoạt động tốt.
"Việc rút tiền hàng loạt không chỉ đến từ yếu tố chủ quan của ngân hàng. Nó có thể đến từ yếu tố khách quan, thậm chí chỉ vì tin đồn hoặc do một sự cố về công nghệ, nên NHNN cần ứng xử rất nhanh với những trường hợp này”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Tránh lạm quyền trong thu giữ tài sản đảm bảo
Bên cạnh các quy định về cho vay đặc biệt, dự thảo luật cũng quy định luật hoá các nội dung của Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, trong đó trao quyền cho các TCTD, các tổ chức mua bán nợ trong việc thu giữ TSĐB.
Theo Thống đốc, việc luật hoá Nghị quyết 42 là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bên cho vay (TCTD), cũng chính là bảo vệ người gửi tiền, bởi tiền cho vay từ các ngân hàng thực chất là tiền gửi của người dân.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo quyền tài sản và quyền thực thi hợp đồng cũng phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 68.
Sau khi Luật Các TCTD năm 2024 có hiệu lực, đã có nhiều ý kiến trong các cuộc họp của Chính phủ với doanh nghiệp và TCTD cho rằng cần luật hoá Nghị quyết 42. Theo đó, nếu xử lý được nợ xấu sẽ giúp khơi thông dòng vốn bị ách tắc, giúp cho dòng vốn được luân chuyển đến nhiều khách hàng vay hơn nữa.
"Nợ xấu tăng cao, TCTD sẽ khó giảm lãi suất cho vay do phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Nếu xử lý được nợ xấu, TCTD có thể tiếp tục giảm lãi suất cho doanh nghiệp và người dân”, Thống đốc nói.
Trước ý kiến của các đại biểu cho rằng cần làm rõ quy trình, quy định, quyền hạn của TCTD trong việc thu giữ TSĐB, tránh lạm quyền, nhất là tránh việc đẩy người dân (chủ tài sản đảm bảo) rơi vào cảnh không có chỗ ở, Thống đốc khẳng định NHNN sẽ có hướng dẫn cụ thể yêu cầu các TCTD phải có quy trình đồng bộ, để việc xử lý, thu giữ TSĐB phải được thực hiện một cách minh bạch, đúng pháp luật, nhằm đảm bảo cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
(Theo Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn là nơi lưu giữ đa dạng sinh học phong phú bậc nhất khu vực Tây Bắc, với hàng nghìn loài động, thực vật quý hiếm, nhiều loài đặc hữu. Những năm qua, với nỗ lực của ngành chức năng và chính quyền địa phương, công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn có chuyển biến tích cực, khẳng định vai trò rừng đặc dụng trong chiến lược phát triển bền vững.

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc, đề xuất áp dụng thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp Capital Gain Tax (CGT) - tức chỉ thu thuế khi nhà đầu tư có lãi từ giao dịch chuyển nhượng chứng khoán.

Chủ tịch nước Lương Cường: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển

Chủ tịch nước Lương Cường: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển

Chiều 15-7, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III), thành phố Hải Phòng phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề “Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới” tại Trung tâm Hội nghị biểu diễn thành phố.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc quyết liệt chỉ đạo, gỡ "nút thắt" cho Dự án đường dây 500kV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc chỉ đạo giải quyết dứt điểm các "điểm nghẽn", đẩy nhanh tiến độ Dự án đường dây 500kV

Ngày 15/7, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã có buổi kiểm tra thực địa và làm việc tại các xã Cảm Nhân, Yên Thành và xã Thác Bà nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 15 tháng 7, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã trực tiếp đi kiểm tra thực địa tại các vị trí móng cột đang gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng và thi công thuộc Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua hai xã Cảm Nhân và Yên Thành. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ban Quản lý điện 1 và chính quyền địa phương.

Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần

Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần

Trong phiên 14/7, giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD, khi các nhà đầu tư đánh giá về nguy cơ tác động từ những đe doạ mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các lệnh trừng phạt đối với những người mua dầu của Nga đến nguồn cung toàn cầu, trong khi vẫn lo ngại về thuế quan của Mỹ.

Mưa lũ làm 2 người chết và 3 người bị thương, gây thiệt hại trên 4 tỷ đồng

Mưa lũ làm 2 người chết và 3 người bị thương, gây thiệt hại gần 5 tỷ đồng

Từ ngày 12/7 đến 14/7, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có mưa vừa, mưa to đều khắp; một số địa phương xuất hiện mưa rất to như xã Y Tý, Mường Hum, Nậm Lúc, Xuân Ái và phường Sa Pa, phường Yên Bái… gây lũ ống và sạt lở đất. Mưa đã gây thiệt hại về người, tài sản tại một số địa phương.

fb yt zl tw