Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

1.jpg
Thể thao Việt Nam đã có hai kỳ Olympic liên tiếp không giành huy chương. Trong ảnh: Vận động viên bơi Huy Hoàng từng được kỳ vọng, nhưng thành tích thi đấu giảm sút tại Olympic 2024.

Trong suốt hơn 20 năm qua, kể từ khi đăng cai SEA Games 22 năm 2003, Việt Nam luôn nằm trong tốp ba nước dẫn đầu, thậm chí ở hai kỳ SEA Games gần nhất là 2022 và 2023, vận động viên của chúng ta đều giành ngôi đầu bảng về số huy chương. Thế nhưng, ở đấu trường châu lục và Olympic, cụ thể là tại hai kỳ Oympic 2020 và 2024, Việt Nam đều không giành được huy chương.

Bởi vậy, mục tiêu cần hướng tới của thể thao Việt Nam ở Olympic cho đến năm 2030 là phải cố gắng giành được và có thể tăng số lượng huy chương. Xa hơn, hướng tới tầm nhìn đến năm 2045, để mục tiêu này thành hiện thực, ngành thể thao Việt Nam cần có chiến lược đầu tư trọng điểm rõ ràng, thậm chí cần chuyển hướng, không tập trung quá mức vào mục tiêu dẫn đầu Đông Nam Á để vươn tầm châu lục và thế giới, trọng điểm là ASIAD và Olympic.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thể thao hàng đầu nước ta, để có những vận động viên mạnh, có thể đoạt huy chương ở ASIAD và Olympic, điều kiện quan trọng nhất là tuyển chọn nhân tài và có cơ chế đầu tư đặc biệt từ Trung ương đến địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa. Theo nhận định của Cục trưởng Thể dục-Thể thao Đặng Hà Việt, thể thao Việt Nam có một số môn có thể hướng tới Olympic là: Bắn súng, bắn cung và cử tạ.

Tại Olympic Paris 2024 vừa qua, bắn súng là môn duy nhất có đại diện lọt vào vòng chung kết để tranh huy chương. Ông Đặng Hà Việt khẳng định: “Hiện ngành thể dục-thể thao rất nhiều vấn đề cần phải tập trung giải quyết, trong đó phải phát huy hiệu quả công tác xã hội hóa thể thao thành tích cao; hiện đại hóa các phương tiện tập luyện và chăm sóc vận động viên ở các trung tâm thể thao cấp cao nước nhà; vấn đề y học thể thao, chăm sóc, chữa trị chấn thương cho vận động viên, chống sử dụng chất kích thích trong thể thao… Đây đều là những vấn đề quan trọng, cấp thiết mà ngành thể dục-thể thao đã và đang từng bước tháo gỡ, tìm phương án phù hợp để điều chỉnh, thích ứng theo từng giai đoạn cụ thể”.

Tuy nhiên, cái khó nhất để nâng cao thành tích thể thao Việt Nam là nguồn kinh phí đầu tư cho vận động viên. Hiện nay, những vận động viên có khả năng giành huy chương ASIAD, Olympic đang hưởng chế độ ăn 480.000 đồng/ngày (không quá ba tháng), công tập luyện 640.000 đồng/người/ngày (không kể ngày nghỉ), mức lương để thuê chuyên gia nước ngoài đang bị giới hạn khoảng 7.000 USD/tháng trong khi chế độ này đã quá lạc hậu. Việc vận động viên đỉnh cao chỉ được đầu tư những chế độ nêu trên cho thấy định hướng đầu tư thể thao thành tích cao vẫn mang tính mùa vụ, thiếu kế hoạch dài hạn.

Nhìn vào một số nền thể thao có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt, cụ thể tại Olympic 2024, vận động viên xe đạp băng đồng người Pháp Pauline Ferrand-Prevot đã giành được Huy chương vàng Olympic sau hơn 10 năm không ngừng nỗ lực khổ luyện của bản thân và sự hỗ trợ về mặt tài chính lâu dài từ nhiều nguồn khác nhau. Hay như xạ thủ Li Yuehong 34 tuổi của Trung Quốc được đầu tư trong thời gian dài cũng chỉ giành Huy chương vàng đầu tiên trong lần thi đấu thứ ba liên tiếp tại Olympic. Việc đầu tư ngắn hạn sẽ khiến các vận động viên đỉnh cao không thể ổn định và nâng cao thành tích.

Trong khi Cục Thể dục-Thể thao còn đang vướng mắc về tài chính, Nghị quyết số 998/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh được xem là tín hiệu tích cực đầu tiên để có thể tạo ra bước đột phá, song vẫn đang trong quá trình triển khai thực hiện.

Thể thao là lĩnh vực đặc thù, việc chế độ đãi ngộ thấp khiến càng ngày càng khó tìm kiếm các tài năng trẻ. Hai đơn vị dẫn đầu về thể thao cả nước nhiều năm qua là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện rất khó để chiêu mộ các tài năng thể thao, trong khi thiếu điều kiện đầu tư sẽ cản trở việc nâng cao thành tích. Rõ ràng việc vừa phải duy trì mục tiêu giữ vị trí tốp ba nước dẫn đầu Đông Nam Á (đòi hỏi đào tạo số đông vận động viên, thậm chí phải huấn luyện ngắn hạn nhiều vận động viên ở các môn mới tùy từng kỳ đại hội) và xây dựng kế hoạch đào tạo vận động viên đỉnh cao đòi hỏi kế hoạch dài hạn và rất tốn kém, khó khăn.

Trong lúc này, vai trò của các hiệp hội, liên đoàn rất quan trọng. Cục Thể dục-Thể thao cần xem xét giảm đầu tư đỉnh cao cho các môn thể thao không có trong chương trình Olympic, hoặc những môn rất khó vươn lên đỉnh cao châu Á và thế giới để tập trung vào những môn phù hợp tố chất và trình độ của vận động viên Việt Nam. Việc đầu tư phát triển thể thao phong trào cũng nên tập trung một số môn như chạy bộ, bóng bàn,… vì hiện đã có nền tảng xã hội hóa rất tốt. Đầu tư cho thể thao thực chất là đầu tư công, vì thế cần có trọng điểm, trọng tâm, tránh dàn trải.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giao hữu U17: Việt Nam tiếp tục thắng Oman

Giao hữu U17: Việt Nam tiếp tục thắng Oman

Rạng sáng ngày 29/3 (giờ Việt Nam), đội tuyển U17 Việt Nam đã khép lại đợt tập huấn tại Oman bằng chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội chủ nhà U17 Oman trong trận giao hữu quốc tế thứ hai giữa hai đội. Đây là màn tổng duyệt cuối cùng trước khi thầy trò huấn luyện viên Cristiano Roland lên đường sang Saudi Arabia tham dự Vòng chung kết U17 châu Á 2025.

Việt Nam đánh bại Thái Lan, vượt qua vòng loại giải bóng rổ 3x3 vô địch châu Á

Việt Nam đánh bại Thái Lan, vượt qua vòng loại giải bóng rổ 3x3 vô địch châu Á

Chiều 27/3, tại  Vòng loại Giải bóng rổ 3x3 vô địch châu Á (FIBA Asia 3x3) diễn ra ở Singapore, đội tuyển nam Việt Nam đã có màn trình diễn ấn tượng khi đánh bại đối thủ đầy duyên nợ Thái Lan trong trận đấu quyết định, qua đó tấm vé đi tiếp vào vòng Main Draw (Vòng chung kết), đồng thời tiễn người Thái rời khỏi giải đấu.

Thể thao Lào Cai vươn tầm cao mới

Nhân Ngày Thể thao Việt Nam (27/3): Thể thao Lào Cai vươn tầm cao mới

Những năm qua nhờ sự quan tâm đầu tư của tỉnh, nỗ lực từ phía những người làm công tác quản lý thể dục, thể thao, huấn luyện viên, vận động viên và sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người dân, thể thao Lào Cai đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trên bản đồ thể thao khu vực Tây Bắc.

Giải Việt dã truyền thống Báo Lào Cai: Hành trình đam mê

Giải Việt dã truyền thống Báo Lào Cai: Hành trình đam mê

Năm nào cũng vậy, cứ vào tháng 3, hoạt động thể thao ngoài trời được mong đợi nhất trong năm của những người đam mê chạy bộ là Giải Việt dã truyền thống Báo Lào Cai. Năm nay, giải diễn ra trong tiết trời mát mẻ, góp phần tạo nên một mùa giải thành công, lưu lại nhiều ấn tượng đối với các vận động viên và cổ động viên.

Hòa kịch tính Trung Quốc, U22 Việt Nam lỡ cơ hội vô địch CFA Team China 2025

Hòa kịch tính Trung Quốc, U22 Việt Nam lỡ cơ hội vô địch CFA Team China 2025

Mặc dù vươn lên dẫn trước đối thủ ngay từ hiệp 1, song U22 Việt Nam vẫn bị U22 Trung Quốc cầm hoà tỷ số 1-1 ở trận đấu cuối giải giao hữu CFA Team China 2025. Với kết quả này, "Những chiến binh sao Vàng" lỡ cơ hội vô địch và kết thúc giải ở vị trí thứ 3, trong khi U22 Trung Quốc đăng quang.

Gần 100 vận động viên tham gia giao lưu bắn nỏ

Gần 100 vận động viên tham gia giao lưu bắn nỏ

Sáng 25/3, Câu lạc bộ Bắn nỏ xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024) và giao lưu thể thao với sự tham gia của gần 100 vận động viên bắn nỏ tới từ các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Đam mê trên từng bước chạy

Đam mê trên từng bước chạy

Đến với Giải Việt dã truyền thống Báo Lào Cai năm 2025, mỗi vận động viên đều mang trong mình niềm đam mê, tình yêu đối với thể thao, đặc biệt là bộ môn chạy. Trên những cung đường đua của giải năm nay ghi dấu nhiều gương mặt trẻ triển vọng của “làng chạy” tỉnh nhà. Với họ, chạy là đam mê, là tình yêu, chạy cũng là để lan tỏa đam mê rèn luyện thể dục, thể thao.

fb yt zl tw