Nếu như thành phố Nha Trang tự hào có Tháp Bà cổ kính bên cầu Xóm Bóng, Phan Rang có Tháp Chàm thì thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) cũng có thể tự hào với Tháp Nhạn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt trên núi Nhạn, soi bóng xuống dòng Đà Giang trong xanh, thơ mộng và trữ tình.
Tuy Hòa, thành phố ven biển nhỏ nhưng duyên dáng. Núi Nhạn như một hòn non bộ giữa lòng thành phố. Truyền thuyết về núi Nhạn có rất nhiều, tuy nhiên, từ xa trông về, núi rất giống hình con chim nhạn đang thu mình chuẩn bị bay bổng lên trời cao. Để lên được tháp có rất nhiều đường, con đường chính rất rộng, dễ đi mọi phương tiện đưa du khách tiếp cận đến chân tháp thuận tiện nhất. Ngôi tháp hiện ra trông đồ sộ, cổ kính trong khuôn viên khoảng 1.000m2, xung quanh được lát gạch sạch sẽ.
Theo sử cũ ghi lại, tháp được dựng lên từ thời chúa Nguyễn Hoàng khoảng từ năm 1578 – 1580. Nhiều nhà khoa học còn phỏng đoán tháp này cùng thời với Tháp Bà Pônaga ở Nha Trang vì các viên gạch ở Tháp Nhạn và Tháp Bà giống nhau về sức chịu đựng, sự tàn phá của thời gian. Tháp Nhạn cao khoảng 15m, hình chóp nhọn, đầu hơi tà vì tảng đá đặt trên nóc tháp trong thời chiến tranh đã rơi xuống. Ngày nay, đỉnh tháp được tôn tạo lại nhưng vết tích vẫn còn. Chân tháp hình vuông, mỗi cạnh dài hơn 10m. Điều đặc biệt là các viên gạch xây tháp rất lớn, không giống như Tháp Chàm ở Phan Rang, thỉnh thoảng cũng xen vào những viên gạch rộng hơn 20cm.
Cũng giống như phần lớn các Tháp Chăm, hướng chính của Tháp Nhạn là hướng Đông phản ánh vũ trụ quan của Ấn giáo, vì đây là hướng của thần thánh, của sinh sôi nảy nở. Kiến trúc của Tháp Nhạn gồm ba phần mà theo quan niệm của người Chăm, đó là: trần tục, tâm linh và thần linh. Trải qua biến động và thời gian, tháp bị hư hại, phần lớn không còn đủ các thành phần như lúc khởi dựng. Tuy nhiên, những hoa văn trên thành tháp vẫn còn sắc nét, thể hiện trình độ kiến trúc điêu luyện của người xưa.
Dưới chân Tháp được gắn ốp đá sa thạch. Trong Tháp có tượng Bà được thờ trang nghiêm, du khách tham quan đều đến thắp hương cầu nguyện. Xưa kia, Tháp có những cái am nhỏ được dựng vào thời Hậu Lê để thờ Bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi. Trong thời kháng chiến, am này bị bom đạn tàn phá. Sau này, khi hòa bình lập lại, nhân dân Tuy Hòa mới góp công, góp của dựng lại một ngôi miếu trên nền cái am cũ nhưng to lớn hơn với 4 chữ “Thượng Đỉnh Linh Miếu”.
Đứng từ chân Tháp, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát các phố phường trong thành phố Tuy Hòa đang thay da đổi thịt. Nhìn về phương Nam thấy xa xa là dãy đèo Cả, trên đèo có núi Đá Bia cao vút. Xa hơn nữa là biển Đông mênh mông sóng nước và dòng Đà Rằng thướt tha như lụa cùng ruộng đồng thẳng cánh cò bay kéo dài đến chân đèo Cả, cảnh non nước thật hữu tình.
Ngày nay, du khách đến Tuy Hòa ai cũng muốn lên núi viếng Tháp, tìm hiểu thêm về nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Chăm đã góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Trong nhịp sống hối hả, xô bồ của đô thị, xu hướng tìm về những không gian xanh mát, yên bình ven các đô thị đang ngày càng được ưa chuộng. Tại Yên Bái, trào lưu du lịch “staycation” (du lịch tại nơi mình sinh sống) hoặc những chuyến đi ngắn ngày đến các địa điểm lân cận thành phố đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách và người dân địa phương.
Nói đến ngành chế biến, xuất khẩu quế ở huyện Văn Yên, nhiều người sẽ nhớ đến doanh nhân Phí Văn Tiệp - Giám đốc Công ty TNHH Đại Lâm, xã An Thịnh. Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng, song nhờ ý chí, nghị lực, anh Tiệp đã gây dựng thương hiệu trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ quế và đưa quế Văn Yên vươn xa ra thị trường quốc tế. Anh là một trong những điển hình doanh nhân tư nhân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng tầm giá trị cây quế.
Không ồn ào, không phô trương thành tích, nhưng dấu ấn của Thiếu tá Đoàn Thị Hạnh - cán bộ Phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh lại lặng lẽ khắc sâu trong đồng đội bằng những việc làm thiết thực.
Giữa vô vàn lựa chọn, Yên Bái - cửa ngõ miền Tây Bắc đang nổi lên như một điểm hẹn đầy mê hoặc, không chỉ để “giải nhiệt” mà còn để khám phá những giá trị nguyên bản và sâu sắc. Với những con số tăng trưởng ấn tượng và sự chuyển mình mạnh mẽ trong chiến lược phát triển, du lịch hè Yên Bái 2025 hứa hẹn một mùa bùng nổ.
Khi ánh bình minh còn e ấp vén nhẹ làn mây mỏng để tia nắng đầu tiên dịu dàng lách qua những rặng núi trập trùng phủ sương của xã Thượng Bằng La - một miền đất yên bình nằm nép mình giữa đại ngàn Văn Chấn cũng là lúc cô giáo Hà Thị Huyền - người con gái dân tộc Tày khoác lên mình tà áo dài giản dị, bắt đầu một ngày mới.
Với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, những năm qua, nhiều bí thư chi bộ đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức Đảng ở cơ sở, nhiệt huyết, trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua. Họ không chỉ là cầu nối vững chắc giữa Đảng với nhân dân mà còn là “ngọn đuốc sáng”, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển.
Nếu mặt trời mang đến ánh sáng cho ban ngày, sao Khuê thắp sáng màn đêm thì Trần Thị Mai Anh - Giám đốc Hợp tác xã Nhật Khuê chính là sự kết hợp lặng thầm nhưng rực rỡ của cả hai - một ngọn lửa nhỏ bền bỉ cháy lên từ gian khó, một vì sao kiên định soi đường giữa bóng tối số phận.
Từ lâu, Tây Bắc vẫn được nhắc đến như một vùng đất huyền thoại với ruộng bậc thang mênh mông, bản làng mờ sương và những cộng đồng dân tộc mang đậm sắc màu văn hóa bứt phá về phát triển du lịch trong giai đoạn 2025-2030.
Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và xây dựng hệ thống du lịch thông minh, nhằm nâng cao tính cạnh tranh công nghệ của ngành du lịch, tạo ra dịch vụ có giá trị gia tăng cao và tăng tiện ích cho người dân và du khách.
Nhằm phát triển du lịch hiệu quả từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, thời gian qua, cùng với tăng cường quảng bá, tập trung chọn lọc, giới thiệu những nét nổi bật về tiềm năng, thế mạnh, tỉnh Yên Bái đã chú trọng, quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện hạ tầng du lịch, nhất là tại các khu du lịch trọng điểm để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư.
Nhờ phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn tại các vùng du lịch, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Yên Bái đã đón trên 9 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt gần 800 nghìn lượt; doanh thu du lịch đạt 7.189 tỷ đồng, doanh thu tăng trưởng bình quân qua các năm là 32,7%.
Du lịch bền vững không còn là lựa chọn, mà đang trở thành cách tiếp cận phát triển toàn diện, nơi mỗi hành trình không chỉ để tận hưởng mà còn để đóng góp. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó và đang bước vào làn sóng chuyển đổi một cách chủ động, đầy tiềm năng.
Đồng chí Hoàng Thị Hồng Thương - Bí thư Đoàn xã Đại Minh, huyện Yên Bình thời gian qua luôn nỗ lực rèn luyện, vượt qua khó khăn, trở thành bông hoa rực rỡ trong “vườn Bác”, góp phần xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới “tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn”.
Thiếu tá Hoàng Vũ Trung - Bí thư chi bộ, Trưởng Công an xã Ngòi A, huyện Văn Yên là một trong những điển hình tiêu biểu cống hiến không ngừng nghỉ ở nhiều vị trí công tác, để lại những dấu ấn đậm nét về một người cán bộ công an tận tụy, bản lĩnh, hết lòng vì nhân dân phục vụ.
Cách đây một thập kỷ, Lào Cai còn là vùng đất gợi nhắc đến những bản làng heo hút, phiên chợ biên cương và nóc nhà Đông Dương phủ mờ sương lạnh, thì ngày nay, nơi đây đã vươn mình trở thành một trung tâm du lịch năng động bậc nhất khu vực Tây Bắc.
Sau nhiều năm kiên trì, ở tuổi 26, chàng trai trẻ dân tộc Mông Mùa A Mạnh ở bản Nả Háng Tủa Chử, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đã sở hữu 3ha lê Đài Loan, mang lại thu nhập mỗi năm khoảng trên 100 triệu đồng.
Trong hành trình xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển, vai trò của giảng viên các trường chính trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo cán bộ và tinh thần luôn đổi mới, sáng tạo, giảng viên Tạ Thị Hảo - Khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh đã và đang trở thành tấm gương sáng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị tại địa phương. Mới đây, cô vinh dự đạt danh hiệu "Giảng viên dạy giỏi cấp toàn quốc" năm 2025.