Thành phố Yên Bái phát triển du lịch tâm linh gắn với bảo tồn văn hóa

Những năm qua, thành phố Yên Bái phát triển du lịch tâm linh thông qua các lễ hội truyền thống linh thiêng tổ chức ở đền, chùa thu hút đông đảo người dân và du khách góp phần tôn vinh giá trị tâm linh, bảo tồn văn hóa, lịch sử dân tộc.
Thành phố Yên Bái hiện có 24 di tích trong đó có 3 di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và 21 di tích cấp tỉnh (4 di tích lịch sử cách mạng, 17 di tích đình, đền, chùa). Các hoạt động lễ hội đầu năm ở các di tích đình, đền, chùa trên địa bàn thành phố đã thu hút khoảng 10.000 lượt người đến tham quan chiêm bái, vãn cảnh và dâng hương cầu tài lộc, bình an.
Đền Mẫu Nam Cường được xây dựng từ năm 1923 thờ Thánh Mẫu Linh Từ, Trần Triều Hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương và Công chúa Liễu Hạnh để tỏ lòng thành kính và cầu phúc an dân. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến năm 1998, đình -  đền Nam Cường bắt đầu được tôn tạo, được nhân dân đóng góp xây dựng theo nét kiến trúc của đền - đình xưa kia. Đến năm 2005, UBND tỉnh Yên Bái công nhận đình - đền Nam Cường - chùa Vạn Thắng ở phường Nam Cường là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Cứ vào Rằm tháng Giêng hàng năm, Lễ hội Đền Mẫu Nam Cường được tổ chức trang trọng gồm phần lễ và phần hội. Mở đầu nghi lễ rước lễ, dâng hương Thánh Mẫu Linh Từ và Đức phật cầu cho mưa thuận gió hoà, phù hộ che chở muôn dân trăm họ năm mới an lành, người người hạnh phúc. Trong ngày lễ hội Đền Mẫu Nam Cường, Lễ thả chim cầu an trở thành nét đẹp văn hoá  tinh thần đầy ý nghĩa của nhân dân, thể hiện ước nguyện giữa con người với thế giới tự nhiên. Gia đình được các cụ cao niên cùng tất cả người dân trong phường chọn làm lễ thả chim phải đủ điều kiện khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt con cháu ngoan hiền, học hành đỗ đạt. 12 con chim bồ câu được thả với mong ước 12 tháng trong năm dân làng được bình an, hạnh phúc.
Ngay sau Lễ thả chim cầu an là lễ mừng thọ cho các cụ cao niên trong phường, thể hiện đạo lý "kính già yêu trẻ” truyền thống của người Việt Nam. Phường cũng tổ chức trao thưởng, tôn vinh cho các em học sinh có thành tích cao trong học tập và tiến hành nghi lễ thả cá phóng sinh trên hồ trung tâm với mong muốn một năm tràn đầy hạnh phúc, thành công đến với muôn dân. Đồng thời nét đẹp văn hoá đặc sắc truyền thống được người dân và du khách mong chờ tại Lễ hội đền Nam Cường là hội đua thuyền thu hút nhiều người tham gia để rèn luyện sức khỏe và thể hiện tinh thần đoàn kết vượt qua những khó khăn gian khổ, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp.
Ông Nguyễn Ngọc Hà – Bí thư Đảng ủy phường Nam Cường cho biết: "Trong năm 2024, khu vực Đình - Đền - Chùa Nam Cường bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 song để đảm bảo lễ hội diễn ra phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá, tâm linh của người dân và du khách, phường đã đề nghị và được thành phố chấp thuận tu bổ cơ sở vật chất tạo nên diện mạo khang trang của đình đền cũng như khu vực kè hồ xung quanh. Bên cạnh các hoạt động truyền thống thì Lễ hội cũng có thêm điểm mới là hoạt động hát dân ca quan họ trên thuyền, trên các mô hình sân khấu nổi, hát trên cầu… Hoạt động diễn ra trong Lễ hội mang đậm giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống thể hiện tinh thần đoàn kết, dấu ấn khó phai trong lòng nhân dân và du khách”.
Toạ lạc bên tả ngạn sông Hồng phường Yên Ninh, đền Tuần Quán từ lâu được biết đến là địa điểm linh thiêng cúng lễ cầu an của tín đồ phật tử thập phương, được xem như điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch tâm linh của người dân và du khách gần xa mỗi mùa lễ hội đầu xuân. cứ vào 3/3 Âm lịch hàng năm, nơi đây lại tổ chức Lễ hội giỗ Mẫu để tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ công lao của Mẫu Liễu Hạnh - vị thần cao nhất thờ ở đền, thu hút hàng ngàn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chiêm bái.
Chị Đỗ Minh Trâm ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Gia đình tôi luôn giữ thói quen đi đền, chùa chiêm bái, cầu tài lộc, may mắn dịp đầu năm hay trong các lễ hội giỗ Mẫu. Để tỏ lòng thành kính, tôi dâng lên các ngài hương hoa, lễ vật cầu cho gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và bình an”.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, đền không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân và du khách mà còn trở thành nơi ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của đất nước gắn liền với tên tuổi các anh hùng dân tộc, các chí sĩ yêu nước, là địa điểm tập hợp lực lượng, ủng hộ quyên góp phục vụ kháng chiến. Năm 2005, Đền Tuần Quán đã được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh - nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đa số nhân dân trong và ngoài tỉnh với nhiều di tích vật thể và phi vật thể còn lưu giữ. Sau phần tế, lễ dâng hương, phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động gồm: thi bày mâm lễ dâng Mẫu, thi kéo co, cờ tướng, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt... Thông qua hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc dân gian đã tạo cho ngày hội thêm sống động và thực sự trở thành nơi giao lưu văn hóa ý nghĩa đối với người dân và du khách thập phương.
Ông Lương Xuân Quyết - Chủ tịch UBND phường Yên Ninh cho biết: "Việc duy trì tổ chức Lễ hội không chỉ khẳng định việc tiếp nối, bảo tồn phát huy nét văn hóa đặc sắc tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc mà còn là nguồn cổ vũ, động viên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường quyết tâm hơn nữa, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch”.
Những lễ hội truyền thống linh thiêng tổ chức tại các đền, chùa đã và đang phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, là các nghi lễ, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh… gắn liền với di tích lịch sử, văn hóa lâu đời như: đền Tuần Quán (phường Yên Ninh), đền Bà Áo Trắng (phường Hợp Minh), đền Nam Cường (phường Nam Cường)... tạo điều kiện để thành phố Yên Bái hướng đến mục tiêu kết nối vùng hình thành các tour du lịch tìm hiểu lịch sử văn hóa, cảnh quan, tham quan chiêm bái trở thành điểm đến lý tưởng hấp dẫn cho du khách thập phương.
Bùi Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chị Thu Ngọc cùng gia đình tại An Lành Farm ở xã Bạch Hà, huyện Yên Bình.

Xu hướng du lịch ven thành phố

Trong nhịp sống hối hả, xô bồ của đô thị, xu hướng tìm về những không gian xanh mát, yên bình ven các đô thị đang ngày càng được ưa chuộng. Tại Yên Bái, trào lưu du lịch “staycation” (du lịch tại nơi mình sinh sống) hoặc những chuyến đi ngắn ngày đến các địa điểm lân cận thành phố đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách và người dân địa phương.
Anh Phí Văn Tiệp (ngoài cùng bên trái) cùng cán bộ xã An Thịnh kiểm tra sản phẩm quế điếu của Công ty.

Phí Văn Tiệp - Giám đốc doanh nghiệp tư nhân tiêu biểu

Nói đến ngành chế biến, xuất khẩu quế ở huyện Văn Yên, nhiều người sẽ nhớ đến doanh nhân Phí Văn Tiệp - Giám đốc Công ty TNHH Đại Lâm, xã An Thịnh. Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng, song nhờ ý chí, nghị lực, anh Tiệp đã gây dựng thương hiệu trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ quế và đưa quế Văn Yên vươn xa ra thị trường quốc tế. Anh là một trong những điển hình doanh nhân tư nhân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng tầm giá trị cây quế.
Thiếu tá Đoàn Thị Hạnh (người thứ hai từ trái sang) cùng đồng đội trao đổi tài liệu chuyên môn.

Sống đẹp từ những điều giản dị

Không ồn ào, không phô trương thành tích, nhưng dấu ấn của Thiếu tá Đoàn Thị Hạnh - cán bộ Phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh lại lặng lẽ khắc sâu trong đồng đội bằng những việc làm thiết thực.
Du khách trải nghiệm trên hồ Thác Bà.

Hứa hẹn bùng nổ du lịch hè

Giữa vô vàn lựa chọn, Yên Bái - cửa ngõ miền Tây Bắc đang nổi lên như một điểm hẹn đầy mê hoặc, không chỉ để “giải nhiệt” mà còn để khám phá những giá trị nguyên bản và sâu sắc. Với những con số tăng trưởng ấn tượng và sự chuyển mình mạnh mẽ trong chiến lược phát triển, du lịch hè Yên Bái 2025 hứa hẹn một mùa bùng nổ.
Lãnh đạo UBND huyện Văn Chấn trao Giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2024 - 2025 cho cô giáo Hà Thị Huyền.

Tấm lòng của núi

Khi ánh bình minh còn e ấp vén nhẹ làn mây mỏng để tia nắng đầu tiên dịu dàng lách qua những rặng núi trập trùng phủ sương của xã Thượng Bằng La - một miền đất yên bình nằm nép mình giữa đại ngàn Văn Chấn cũng là lúc cô giáo Hà Thị Huyền - người con gái dân tộc Tày khoác lên mình tà áo dài giản dị, bắt đầu một ngày mới.
Bà Mai Thị Thu Hương - Bí thư Chi bộ thôn Tiền Phong, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái luôn sát sao với mọi công việc.

Những “ngọn đuốc sáng” trong lòng dân

Với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, những năm qua, nhiều bí thư chi bộ đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức Đảng ở cơ sở, nhiệt huyết, trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua. Họ không chỉ là cầu nối vững chắc giữa Đảng với nhân dân mà còn là “ngọn đuốc sáng”, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển.
Trần Thị Mai Anh (giữa) cùng các đại biểu tỉnh Yên Bái tại Lễ Tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII - năm 2025.

Như ánh sao Khuê

Nếu mặt trời mang đến ánh sáng cho ban ngày, sao Khuê thắp sáng màn đêm thì Trần Thị Mai Anh - Giám đốc Hợp tác xã Nhật Khuê chính là sự kết hợp lặng thầm nhưng rực rỡ của cả hai - một ngọn lửa nhỏ bền bỉ cháy lên từ gian khó, một vì sao kiên định soi đường giữa bóng tối số phận.
Du khách trải nghiệm du lịch số qua công nghệ thực tế ảo gắn với bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc

Yên Bái xây dựng hệ thống du lịch thông minh

Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và xây dựng hệ thống du lịch thông minh, nhằm nâng cao tính cạnh tranh công nghệ của ngành du lịch, tạo ra dịch vụ có giá trị gia tăng cao và tăng tiện ích cho người dân và du khách.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, Yên Bái đang tăng sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư lĩnh vực du lịch.

Yên Bái có 26 dự án du lịch được chấp thuận chủ trương đầu tư

Nhằm phát triển du lịch hiệu quả từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, thời gian qua, cùng với tăng cường quảng bá, tập trung chọn lọc, giới thiệu những nét nổi bật về tiềm năng, thế mạnh, tỉnh Yên Bái đã chú trọng, quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện hạ tầng du lịch, nhất là tại các khu du lịch trọng điểm để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư.
Cầu Vàng (Đà Nẵng), một trong những điểm du lịch thu hút khách trong và người nước đến tham quan.

Khi du lịch bền vững trở thành hướng phát triển mới

Du lịch bền vững không còn là lựa chọn, mà đang trở thành cách tiếp cận phát triển toàn diện, nơi mỗi hành trình không chỉ để tận hưởng mà còn để đóng góp. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó và đang bước vào làn sóng chuyển đổi một cách chủ động, đầy tiềm năng.
Đồng chí Hoàng Thị Hồng Thương (ngoài cùng bên phải) tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII, năm 2025 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bông hoa rực rỡ trong “vườn Bác”

Đồng chí Hoàng Thị Hồng Thương - Bí thư Đoàn xã Đại Minh, huyện Yên Bình thời gian qua luôn nỗ lực rèn luyện, vượt qua khó khăn, trở thành bông hoa rực rỡ trong “vườn Bác”, góp phần xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới “tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn”.
Thiếu tá Hoàng Vũ Trung hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh.

Thiếu tá Hoàng Vũ Trung tận tuỵ vì bình yên của nhân dân

Thiếu tá Hoàng Vũ Trung - Bí thư chi bộ, Trưởng Công an xã Ngòi A, huyện Văn Yên là một trong những điển hình tiêu biểu cống hiến không ngừng nghỉ ở nhiều vị trí công tác, để lại những dấu ấn đậm nét về một người cán bộ công an tận tụy, bản lĩnh, hết lòng vì nhân dân phục vụ.
Đua ngựa Bắc Hà lần thứ 18 thu hút hàng nghìn du khách.

Dấu ấn du lịch Lào Cai trong 10 năm qua

Cách đây một thập kỷ, Lào Cai còn là vùng đất gợi nhắc đến những bản làng heo hút, phiên chợ biên cương và nóc nhà Đông Dương phủ mờ sương lạnh, thì ngày nay, nơi đây đã vươn mình trở thành một trung tâm du lịch năng động bậc nhất khu vực Tây Bắc.
Mùa A Mạnh chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc lê Đài Loan.

Kiên trì tạo thành công

Sau nhiều năm kiên trì, ở tuổi 26, chàng trai trẻ dân tộc Mông Mùa A Mạnh ở bản Nả Háng Tủa Chử, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đã sở hữu 3ha lê Đài Loan, mang lại thu nhập mỗi năm khoảng trên 100 triệu đồng.
fb yt zl tw