Thành lập các trung tâm dự trữ thuốc hiếm - Việc không thể chậm trễ

Đã có 1 bệnh nhân tử vong, 4 bệnh nhân thở máy, trong đó có 2 người rất nặng, liệt gần như hoàn toàn không còn khả năng để chỉ định truyền thuốc giải độc botulinum là những gì đau xót vừa diễn ra.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Từ năm 2020 đến nay, nước ta xảy ra 3 đợt ngộ độc botulinum với nhiều người mắc và ngộ độc này chỉ có thuốc giải độc mới cứu sống được người bệnh. Tuy nhiên, sau vụ ngộ độc pate Minh Chay vào năm 2020, Bệnh viện Bạch Mai đã đề xuất cần có trung tâm lưu trữ thuốc hiếm cấp quốc gia, do Bộ Y tế quản lý, đặt tại các vùng miền, khi có vụ việc xảy ra sẽ điều phối ngay tới địa phương để kịp thời cứu chữa cho người bệnh. Tuy nhiên, đến nay sau 3 năm, Việt Nam vẫn chưa có trung tâm dự trữ thuốc hiếm quốc gia.

Thuốc về chậm, bệnh nhân hết cơ hội sống

Ngộ độc botulinum là ngộ độc rất hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng nó lại được xuất hiện ở nước ta. Đối với ngộ độc botulinum, thuốc giải độc là biện pháp điều trị tối ưu nhất. Nhưng đáng tiếc, vì đây là thuốc hiếm nên Việt Nam không có.

Thành lập các trung tâm dự trữ thuốc hiếm - Việc không thể chậm trễ ảnh 1

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam cứu bệnh nhân ngộ độc botulinum.

Khi vụ ngộ độc cá chép ủ chua diễn ra vào tháng 3 tại Quảng Nam, Việt Nam chỉ có 5 lọ thuốc giải độc của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) và được vận chuyển ra để cứu các bệnh nhân nặng. Trong quá trình cứu chữa chỉ sử dụng hết 3 lọ, vì vậy, khi có vụ ngộ độc botulinum là 3 anh em ruột ăn giò lụa dạo ở TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy đã chuyển 2 lọ thuốc giải độc còn lại từ Quảng Nam về cứu sống 3 trẻ em này. Hiện nay, 1 cháu đã xuất viện, 2 cháu vẫn đang điều trị.

Riêng với chùm ca bệnh ngộ độc botulinum xảy ra ngay sau đó, gồm 3 người ở TP Thủ Đức (18, 16 và 45 tuổi), những người bệnh này đã không có may mắn đó do hết thuốc giải độc. Cả 3 tiến triển nặng rất nhanh, phải thở máy và điều trị thuốc duy trì. Tuy nhiên, nếu không có thuốc giải độc, tính mạng của họ bị đe dọa. Trong khi đó, cả nước hết thuốc giải. Bệnh viện Chợ Rẫy có văn bản khẩn gửi Bộ Y tế và Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị khẩn cấp nhập thuốc giải độc BAT cho bệnh nhân cũng như dự phòng tình huống phát sinh ca mới.

Hơn 10 ngày sau, mặc dù Bộ Y tế đã nhờ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ khẩn cấp nhập thuốc giải độc BAT, đến tối 24/5, 6 lọ thuốc giải độc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến TP Hồ Chí Minh, nhưng rất đáng tiếc, các bệnh nhân không chờ kịp. Bệnh nhân 45 tuổi đã tử vong trong đêm 24/5, hai bệnh nhân (18 và 26 tuổi) nguy kịch đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã qua thời gian truyền thuốc hiệu quả nhất. Hiện 2 người bệnh này cầm cự hơn 10 ngày bằng thở máy trong tình trạng liệt cơ gần như hoàn toàn.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Việt Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết: Để đẩy nhanh tiến độ nhận thuốc, Bộ Y tế đã chủ động liên hệ với WHO đề nghị hỗ trợ tìm kiếm từ kho dự trữ thuốc trong khu vực và trên toàn cầu để có thể đáp ứng thuốc điều trị trong nước sớm nhất. WHO thông báo hiện còn 6 ống thuốc tại kho toàn cầu ở Thụy Sỹ và lập tức cử một chuyên gia chuyển thuốc về Việt Nam ngay trong ngày. Ngày 24/5, thuốc đã được chuyển về Việt Nam và Bộ Y tế đã ngay lập tức chuyển cho các cơ sở y tế để điều trị cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, thuốc giải độc về tới nơi thì đã muộn. Theo một chuyên gia chống độc, đối với thuốc hiếm, các bệnh viện gần như không đấu thầu được vì chỉ có một nhà sản xuất. Vì vậy, cần đưa vào cơ chế đặc biệt.

Cần đàm phán ở tầm quốc gia

Theo chuyên gia chống độc, không chỉ có botulinum mà các loại ngộ độc đều trong tình trạng khẩn cấp. Thuốc giải độc là loại thuốc khẩn cấp, cứu sống người bệnh tức thời, không thể khan hiếm. Thuốc giải độc, tác động thật sự rõ ràng, thậm chí đảo ngược triệu chứng của bệnh nhân. Trên thực tế, số lượng ngộ độc do vi khuẩn có độc tố mạnh không nhiều, nhưng thuốc giải thực sự mang lại hiệu quả rất quan trọng trong việc cứu sống người bệnh và giảm chi phí cho điều trị dài ngày. Có những bệnh nếu không có thuốc giải thì chắc chắn tử vong, không cứu chữa được thí dụ như ngộ độc xianua. Nếu không có thuốc truyền ngay lập tức thì khả năng tử vong cao. Hay những bệnh nhân bị ngộ độc do độc tố của rắn hổ mang, nếu có thuốc giải độc sẽ giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị, tránh việc nằm lâu nhiễm khuẩn bệnh viện rất nguy hiểm.

Việc dùng thuốc giải muộn, hiệu quả điều trị sẽ kém hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, thì có thuốc dùng dù muộn vẫn tốt cho bệnh nhân, trừ trường hợp muộn cả tháng. Chuyên gia chống độc lý giải, thuốc hiếm có hai loại: Thuốc hiếm cho bệnh lý thường xảy ra với tần xuất đều (bệnh chuyên khoa như huyết học, ung bướu, chuyển hóa), loại này có thể dự trù và đấu thầu được với số lượng ổn định; thuốc, trang thiết bị, vật tư hiếm dành cho tình huống khẩn cấp như ngộ độc đơn lẻ, hoặc hàng loạt…, đặc biệt là thuốc đặc chủng, việc tính toán thừa thiếu là không thể biết trước được, không thể tự đấu thầu mà cần đưa vào danh mục kho dự trữ chiến lược quốc gia.

Với quy định hiện nay, các cơ sở y tế không thể đấu thầu tự mua được thuốc hiếm dành cho tình trạng khẩn cấp. Bởi, thuốc dành cho bệnh lý thất thường, không ổn định, giá thành cao, nên các cơ sở y tế không muốn mua; hoặc công ty dược ít nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, phân phối... Theo đó, chỉ có thể đàm phán giá ở tầm cỡ quốc gia.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong quý III tới, Bộ Y tế sẽ phải báo cáo cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung. Bộ đang xây dựng kế hoạch, trong đó giao các đơn vị đề xuất, lấy ý kiến của các cơ quan y tế, sau đó sẽ tập hợp, đề xuất giải pháp từ cơ chế mua sắm, quản lý sử dụng và cơ chế thanh quyết toán đối với nhóm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung. Bộ Y tế dự kiến triển khai ở 6 vùng kinh tế - xã hội và sẽ nghiên cứu, lựa chọn các bệnh viện trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn và giao quản lý, hướng dẫn sử dụng, điều phối thuốc. Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, hiện Bộ Y tế đang rà soát lại tất cả văn bản pháp lý, tới đây thành lập ban soạn thảo và ban hành thông tư hướng dẫn.

Còn theo ông Lê Việt Dũng, dự kiến hình thành 3-6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm trên cả nước. Số lượng danh mục các thuốc dự trữ từ 15-20 loại và botulinum cũng là một trong các loại thuốc nằm trong danh mục các thuốc này. Cục Quản lý Dược cũng đang họp với WHO nghiên cứu về cơ chế tồn trữ của WHO, để có sự liên thông giữa việc tồn trữ thuốc hiếm, thuốc ít nguồn cung ở Việt Nam cũng như các nước xung quanh khu vực, cũng như các kho của WHO.

Hiện nay, căn cứ pháp lý về thuốc hiếm cơ bản đã đầy đủ, do đó, Cục Quản lý dược đã có những văn bản đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cần chủ động trong công tác xây dựng nhu cầu, dự báo tình hình dịch bệnh, cũng như dự trù số lượng cần thiết và mua sắm thuốc đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, đặc biệt với các thuốc hiếm.

Thiết nghĩ, việc triển khai trung tâm dự trữ thuốc hiếm cần nhanh chóng, kịp thời, phòng ngừa tình huống phát sinh các vụ ngộ độc hoặc thảm họa hàng loạt, để có thuốc hiếm điều trị khẩn cấp, cứu sinh mạng người bệnh.

Báo Công an nhân dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Không chủ quan với bệnh đậu mùa khỉ

Không chủ quan với bệnh đậu mùa khỉ

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan nhanh chóng xác định nguồn lây, tăng cường công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ sau khi Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc.

Giảm ca lây nhiễm dịch đau mắt đỏ

Giảm ca lây nhiễm dịch đau mắt đỏ

Trước tình hình dịch đau mắt đỏ lây lan tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh, ngành y tế đã và đang phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo các địa phương triển khai quyết liệt biện pháp phòng chống, giảm ca lây nhiễm, bảo vệ sức khoẻ học sinh. 

Ghi nhận 2 ca đậu mùa khỉ, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát, điều trị

Ghi nhận 2 ca đậu mùa khỉ, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát, điều trị

Liên quan đến 2 ca bệnh đậu mùa khỉ vừa xuất hiện, ngày 26/9 Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị cơ quan chức năng tăng cường điều trị trường hợp dương tính, tránh tử vong, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế; Tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Triển khai mô hình "3 trong 1" đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Bệnh viện Sản - Nhi Lào Cai Triển khai mô hình "3 trong 1" đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Chiều 25/9, Bệnh viện Sản - Nhi Lào Cai phối hợp với Công an thành phố Lào Cai tổ chức ra mắt mô hình "3 trong 1" theo Đề án 06  của Chính phủ: “Thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID qua phần mềm ASM; thanh toán không dùng tiền mặt và khám - chữa bệnh sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử và ứng dụng VNeID tại Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Sản - Nhi Lào Cai”.

Hệ lụy “đắng” từ đồ uống có đường

Hệ lụy “đắng” từ đồ uống có đường

Mức tiêu thụ đồ uống có đường đang tăng nhanh và được coi là yếu tố chính góp phần làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì ở nước ta. Điều đáng bàn là thừa cân, béo phì lại kéo theo nguy cơ gia tăng và trẻ hóa các bệnh không lây nhiễm như: Ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường… Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong.

Tập trung ngăn bệnh truyền nhiễm lây lan

Tập trung ngăn bệnh truyền nhiễm lây lan

Hiện nay, các dịch bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ và một số bệnh truyền nhiễm khác đang tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng thời gian tới.

Thiếu nhi Lào Cai làm theo lời Bác

Thiếu nhi Lào Cai làm theo lời Bác

Với tình yêu bao la, Bác Hồ luôn dành tình cảm đặc biệt cho thiếu niên, nhi đồng. Người từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Chính vì vậy, trong mỗi lá thư, mỗi lời nhắn gửi của Bác đến với thiếu niên, nhi đồng đều chan chứa tình cảm, căn dặn ân cần.

Tầm soát bệnh về mắt bằng trí tuệ nhân tạo

Tầm soát bệnh về mắt bằng trí tuệ nhân tạo

Nhờ phần mềm EyeDr (phát triển bởi các bác sĩ Bệnh viện Mắt TPHCM), việc tầm soát sớm bệnh glôcôm đã trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Đây là giải pháp trí tuệ nhân tạo đầu tiên được áp dụng vào thực tiễn của ngành nhãn khoa Việt Nam.

Bác sỹ hết lòng vì bệnh nhân ung thư

Bác sỹ hết lòng vì bệnh nhân ung thư

Hơn 20 năm gắn bó với nghề, Thạc sỹ, bác sỹ Chuyên khoa II Tô Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) luôn tận tuỵ, cống hiến vì sức khoẻ người bệnh.

Dấu hiệu điển hình nhận biết sa sút trí tuệ

Dấu hiệu điển hình nhận biết sa sút trí tuệ

Giảm trí nhớ, quên có xu hướng tăng lên, nhầm lẫn vị trí các đồ vật và khó tìm lại hay nhầm lẫn về thời gian và địa điểm... là những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tình trạng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ

fb yt zl tw