Tập trung thực hiện 3 trụ cột để phục hồi sau bão Yagi

Ước tính, bão Yagi (bão số 3) gây thiệt hại kinh tế hơn 88.700 tỷ đồng, bằng 0,62% GDP năm 2023 và làm giảm khoảng 0,24% GDP năm 2024.

Theo đánh giá của các chuyên gia đến từ các cơ quan Chính phủ và các tổ chức quốc tế, Việt Nam cần nguồn lực rất lớn để khắc phục hậu quả bão Yagi. Theo đó, cần lập kế hoạch phục hồi sớm, đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng, sinh kế của các cộng đồng được xây dựng lại sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn.

Hệ thống hạ tầng cơ sở, nhất là đường giao thông ở một số tỉnh miền Bắc bị thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3.

Hệ thống hạ tầng cơ sở, nhất là đường giao thông ở một số tỉnh miền Bắc bị thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3.

Bão Yagi làm chậm nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: “Theo thống kê chưa đầy đủ, thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra trong 3 quý của năm 2024 lên đến 280 tỷ USD. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 514 người chết, mất tích. Tổng thiệt hại ước tính trên 88.748 tỷ đồng (gấp hơn 9 lần năm 2023)”.

Riêng bão Yagi đã ảnh hưởng đến hơn 3,6 triệu người tại 26 tỉnh, thành của Việt Nam, gây ra nhiều hậu quả và thiệt hại to lớn cho người dân. Bão đã làm 320 người chết, 1.978 người bị thương, 25 người mất tích. Ngoài thiệt hại về người, bão Yagi còn gây tác động lên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, an ninh lương thực và dinh dưỡng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh môi trường, giới và bảo vệ giới...

Theo Báo cáo đánh giá đa ngành phục hồi sau bão Yagi do các bộ, ngành Việt Nam và các cơ quan Liên hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ thực hiện, tác động của cơn bão đã làm trầm trọng thêm nghèo thu nhập và nghèo đa chiều, đe dọa an ninh xã hội và làm chậm các nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam.

Ngành y tế gặp khó khăn với 467 cơ sở bị hư hỏng, trong khi các khu tạm trú đông đúc làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm. Giáo dục của 830.000 học sinh, trong đó có 48% là nữ, 36% là trẻ em dân tộc thiểu số và hơn 1.800 trẻ em khuyết tật bị gián đoạn do thiệt hại tại 2.210 trường học. Thiệt hại về nhà ở đã khiến hàng nghìn người phải di dời, với hơn 245.000 ngôi nhà bị hư hỏng, trong đó có 1.700 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Bão Yagi cũng ảnh hưởng đến 293 hệ thống ống cấp nước và 420.090 cơ sở vệ sinh của các hộ gia đình.

Tác động của bão Yagi làm tăng nguy cơ dễ bị tổn thương cho phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số. Đồng thời, tăng nguy cơ bạo lực giới, bỏ rơi trẻ em và nạn buôn người; gánh nặng của công việc chăm sóc ảnh hưởng đến việc trao quyền kinh tế. Cơn bão đã làm gián đoạn sinh kế kinh tế, ước tính thiệt hại khoảng 2,3 triệu ngày công. Những tổn thất nông nghiệp sẽ đe dọa an ninh lương thực của 95.000 người/27.000 hộ gia đình.

Theo tính toán, tác động đến kinh tế vĩ mô của bão Yagi là rất lớn. Cơ sở hạ tầng quan trọng bị hư hại, sản lượng kinh tế giảm sút và thu nhập của người dân bị suy giảm, với tổng thiệt hại ước tính khoảng 0,62% GDP năm 2023. Bão Yagi cũng làm cho GDP năm 2024 giảm đáng kể do tác động trực tiếp, ước tính giảm 0,24 điểm phần trăm.

Hàng nghìn ngôi nhà đã bị hư hỏng do bão Yagi. Ước tính, Việt Nam cần khoảng 13.700 tỷ đồng để sửa chữa, xây dựng nhà ở và hạ tầng công phục vụ cộng đồng.

Hàng nghìn ngôi nhà đã bị hư hỏng do bão Yagi. Ước tính, Việt Nam cần khoảng 13.700 tỷ đồng để sửa chữa, xây dựng nhà ở và hạ tầng công phục vụ cộng đồng.

Trong các lĩnh vực, thì ngành dịch vụ, chủ yếu là văn hóa và du lịch chịu thiệt hại lớn nhất, ước tính 7.878 tỷ đồng, tương đương 57% tổng tổn thất sản lượng. Tiếp theo là nông nghiệp 3.893 tỷ đồng và công nghiệp 2.033 tỷ đồng. Bão Yagi cũng tạo những tác động nhất định đến cán cân thương mại. Cụ thể, xuất khẩu ước tính giảm khoảng 12.244 tỷ đồng và nhập khẩu giảm không đáng kể. Cơn bão này cũng tác động đến không gian tài chính công do mất miễn thu thuế và gia tăng viện trợ khẩn cấp, cùng với nhu cầu phục hồi và tái thiết đáng kể.

Đánh giá đúng nhu cầu để xây dựng lại tốt hơn

Ngay sau bão Yagi, Kế hoạch ứng phó chung đã được xây dựng như khung toàn diện nhằm ứng phó, cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả sau thiên tai. Kế hoạch nhằm cung cấp hỗ trợ 68,9 triệu USD cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Tuy nhiên đến nay, mới chỉ có 12% tổng giá trị của kế hoạch được triển khai, cho thấy nhu cầu cấp thiết phải tiếp tục triển khai các khoản viện trợ.

Với sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và các cơ quan của Liên hợp quốc, Báo cáo đánh giá đa ngành phục hồi sau thiên tai đã được xây dựng. Báo cáo đã phân tích các thiệt hại, tổn thất và nhu cầu khôi phục của 15 ngành chính, bao gồm giáo dục, y tế, dinh dưỡng, văn hóa và du lịch, nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, cấp nước và vệ sinh, nhà ở và cơ sở hạ tầng cộng đồng, công trình phòng chống thiên tai, điện, giao thông vận tải, viễn thông, sinh kế, việc làm bảo trợ xã hội, môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý Nhà nước.

Báo cáo đã đưa ra kết quả đánh giá chi tiết và quan trọng giúp hướng dẫn việc lập kế hoạch phục hồi bền vững sau thiên tai và huy động nguồn lực. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay: “Báo cáo này dự kiến sẽ giúp chúng ta xây dựng kế hoạch phục hồi dài hạn và toàn diện cho các địa phương bị ảnh hưởng. Điều này không chỉ tiết kiệm nguồn lực, mà còn đảm bảo sự điều phối hiệu quả, hướng tới mục tiêu “xây dựng lại tốt hơn” sau thiên tai".

Theo báo cáo, tổng nhu cầu khắc phục sau bão từ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (5 năm) mà Việt Nam cần là gần 54.000 tỷ đồng. Trong đó, nhóm cơ sở hạ tầng cần lớn nhất với hơn 22.000 tỷ; nhóm sản xuất gần 16.000 tỷ; nhóm vấn đề xuyên suốt chủ yếu là việc làm hơn 8.200 tỷ.

Người dân tỉnh Lào Cai đang tập trung nguồn lực xây dựng lại nhà cửa bị sập, hư hỏng do bão Yagi.

Người dân tỉnh Lào Cai đang tập trung nguồn lực xây dựng lại nhà cửa bị sập, hư hỏng do bão Yagi.

Đơn vị lập báo cáo khuyến nghị Việt Nam phục hồi theo 3 trụ cột chính: Khôi phục kinh tế cộng đồng và sinh kế của người dân; tăng cường khả năng chống chịu của chính phủ và cộng đồng trước thiên tai tương tự; tích hợp phương pháp "Xây dựng lại tốt hơn" trong thực hiện phục hồi và tái thiết.

Theo đó, để khôi phục kinh tế cộng đồng và sinh kế của người dân, Việt Nam cần thực hiện đa dạng hóa sinh kế và chuyển giao rủi ro kết hợp với tăng cường các dịch vụ thiết yếu; thúc đẩy nông nghiệp thông minh với khí hậu. Cùng với đó, cần tăng cường bảo hiểm và hỗ trợ tài chính, thúc đẩy chuyển đổi số.

Với trụ cột thứ 2, cần cập nhật chính sách và quy định, triển khai hệ thống cảnh báo và dự báo sớm. Đồng thời, cải thiện hệ thống thu thập và báo cáo dữ liệu; nâng cao năng lực và nhận thức cộng đồng về thiên tai; cải thiện bản đồ rủi ro hiểm họa và quản lý rủi ro thiên tai.

Để tích hợp phương pháp "Xây dựng lại tốt hơn" trong thực hiện phục hồi và tái thiết, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần lồng ghép phục hồi với Kế hoạch phát triển và mục tiêu phát triển bền vững (SDGs); củng cố cơ sở hạ tầng thiết yếu và thúc đẩy tái thiết bền vững, đồng thời, triển khai các giải pháp dựa vào tự nhiên.

Báo Biên phòng

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa: Tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi đạt trên 95%

Sa Pa: Tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi đạt trên 95%

Để ngăn ngừa bệnh sởi bùng phát trên địa bàn, thời gian qua, thị xã Sa Pa đã triển khai nhiều giải pháp. Tính đến thời điểm hiện tại, dịch sởi đã cơ bản được khống chế, Trung tâm Y tế thị xã cũng tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi theo chiến dịch, đạt trên 95%.

Lào Cai: 5 hội viên cựu chiến binh được hỗ trợ xây dựng nhà “Nghĩa tình đồng đội”

Lào Cai: 5 hội viên cựu chiến binh được hỗ trợ xây dựng nhà “Nghĩa tình đồng đội”

Thi đua chào mừng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ đầu năm đến nay, từ nguồn kinh phí do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phân bổ, Hội Cựu Chiến binh tỉnh đã tiến hành khảo sát thực tế, trao hỗ trợ cho 5 gia đình hội viên xây dựng nhà “Nghĩa tình cựu chiến binh”.

Xây dựng nền tảng thể lực cho thế hệ tương lai

Xây dựng nền tảng thể lực cho thế hệ tương lai

Trong bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình”, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: Để hướng tới năm 2045 với tầm nhìn về một Việt Nam phát triển toàn diện, việc định hướng phát triển con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, trở thành ưu tiên chiến lược.

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

fb yt zl tw