Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Tân An khởi sắc

Tân An khởi sắc

Trong tiết trời giá buốt của ngày đông, xuôi dòng sông Hồng, chúng tôi về Tân An - xã “cửa ngõ” phía đông nam huyện Văn Bàn. Sau hoàn lưu bão số 3 (Yagi) tháng 9/2024, mầm xanh bật dậy bên những bãi bồi ven sông, trên đồi quế trải dài tít tắp tỏa hương ngào ngạt cho khách qua đường cảm nhận được miền quê trù phú, ấm êm trong không khí tết cận kề…

2.png

Tân An hiện có gần 1.100 hộ với gần 4.200 nhân khẩu thuộc 11 dân tộc anh em chung sống ở 10 thôn. Đây là xã nằm bên bờ hữu sông Hồng, có địa hình khá bằng phẳng, cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau khi qua Yên Bái sẽ vào địa phận Tân An, lần lượt qua các thôn Xuân Sang, Mai Hồng 1, Mai Hồng 2, Mai Hồng 3, Ba Xã, Tân Sơn và Tân An 2 rồi “nhường” tuyến đường cho xã Tân Thượng cũng thuộc huyện Văn Bàn. Nếu coi cao tốc Nội Bài - Lào Cai là “trục dọc” qua Tân An thì Quốc lộ 279 là “trục ngang” qua đây, theo hướng từ Bảo Hà (Bảo Yên) sang sẽ qua 2 thôn thuộc Tân An là Tân An 1 và Tân An 2. Chưa hết, Tỉnh lộ 151C chạy gần như song song với cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ thị trấn Phố Lu (huyện Bảo Thắng) qua Cam Cọn (Bảo Yên), về Tân Thượng sau đó sang Tân An trước khi vào địa phận huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái)…

8.png

Sở dĩ phải “dông dài” như vậy là muốn nói lợi thế về giao thông kết nối của Tân An mà nhiều địa phương phải ghen tỵ. Bên cạnh đó, Tân An có đền Cô nức tiếng gần xa, cách đền Bảo Hà chỉ một cây cầu bắc qua sông Hồng, tạo thành quần thể điểm du lịch tâm linh, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan, chiêm bái. Cùng với đất đai phì nhiêu, màu mỡ, nét văn hóa truyền thống đa dạng, đặc sắc, tinh thần đoàn kết, năng động... của Nhân dân các dân tộc khiến Tân An hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”…

Cùng đồng chí Cầm Tiến Đông, Chủ tịch UBND xã Tân An đến thăm một số nơi, chúng tôi cảm nhận rõ sự tươi mới ở vùng đất này, hứa hẹn bước phát triển mạnh mẽ của Tân An trong thời gian tới. Vị Chủ tịch UBND xã trẻ tuổi nói về thuận lợi, khó khăn của Tân An đầy hứng khởi, đặc biệt là thể hiện rất rõ sự quyết đoán.

Những suy nghĩ tràn về khiến tôi nhớ lại cách đây không lâu, đồng chí Vũ Xuân Thủy, người mới được điều động, chỉ định đảm nhiệm chức vị Bí thư Đảng ủy xã Tân An, tâm sự: Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã đã triển khai nhiều giải pháp để Tân An khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế. Để thực hiện được những mục tiêu đó, vấn đề đầu tiên là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu công việc. “Tân An luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức xã thường xuyên được kiện toàn, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng, thống nhất từ nhận thức đến hành động, bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện hiệu quả” - đồng chí Vũ Xuân Thủy cho biết.

Nhớ lại câu chuyện với đồng chí Bí thư Đảng ủy xã, chúng tôi hiểu rõ hơn nguyên nhân căn bản khiến Tân An có được nền tảng vững chắc cho sự phát triển, mà việc xã “về đích” nông thôn mới từ năm 2018 là minh chứng rõ nét.

Trong bức tranh kinh tế của Tân An, sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn là trọng tâm, trong đó cây trồng chủ lực là quế (hiện có 1.050 ha), hồng (hiện có 75 ha, trong đó 35 ha cho thu hoạch, bình quân mỗi năm sản lượng đạt 500 tấn quả)… Kinh doanh du lịch - dịch vụ của xã ngày càng khởi sắc kể từ khi cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào hoạt động.

Mải chuyện, chúng tôi đến Nhà máy sắn Tân An (thuộc Công ty TNHH Một thành viên Hữu Hưng) lúc nào không hay, ông Lương Đình Trọng, Phó Giám đốc phụ trách sản xuất của nhà máy đã đứng chờ trước sân. Dẫn chúng tôi tham quan nhà máy, ông cho hay: Hằng năm, nhà máy hoạt động cao điểm vào các tháng 10, 11 và 12 theo đặc thù mùa vụ thu hoạch sắn củ. Trong 3 tháng này, bình quân mỗi ngày nhà máy chế biến 1.500 tấn sắn củ tươi, sản phẩm thu được là tinh bột sắn (từ 30.000 đến 35.000 tấn/năm và đều được xuất khẩu) và một số sản phẩm phụ phục vụ chăn nuôi. Cơ bản, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết ngay đến đó, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 200 lao động (chủ yếu là người địa phương) làm việc trực tiếp tại nhà máy với thu nhập tháng cao điểm có thể đạt bình quân 14 - 15 triệu đồng/người/tháng, chưa kể số lao động trong vùng nguyên liệu rộng lớn tại các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát… Linh hoạt thích ứng với tình hình khu vực và thế giới có nhiều bất ổn, ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ tinh bột sắn, nhà máy đã chuyển từ sản xuất theo năng lực sang sản xuất đáp ứng theo đơn đặt hàng.

“Vấn đề củng cố vùng nguyên liệu, bảo đảm việc làm, thu nhập cho lao động làm việc trực tiếp tại nhà máy, đặc biệt là việc kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được nhà máy đặt lên hàng đầu, như vậy sản xuất mới bền vững, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của địa phương” - ông Lương Đình Trọng, Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Nhà máy sắn Tân An cho biết.

Tiềm năng, lợi thế đã và đang được Tân An khai thác hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hết năm 2024, Tân An còn 4,8% hộ nghèo, giảm được 1,57% hộ nghèo so với cuối năm 2023, mà nếu không xảy ra bão số 3 (Yagi) thì tỷ lệ giảm nghèo của Tân An còn ấn tượng hơn. Mặc dù vậy, Tân An đã có những lợi thế, nền tảng vững chắc để tiếp tục bứt phá trong giai đoạn mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Vượt qua những khó khăn do thời tiết bất lợi, hệ thống giao thông bị hư hỏng nặng, vật liệu xây dựng khan hiếm… các đơn vị liên quan đang khẩn trương triển khai thi công để 28 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai của xã A Lù, huyện Bát Xát có nhà ở trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) có hơn 200 hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở (chiếm 25% số hộ dân trên địa bàn). Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã nỗ lực tìm giải pháp khẩn trương tìm đất, bố trí nơi ở mới đảm bảo an toàn cho người dân.

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng là một trong những địa phương có diện tích trồng chè lớn của tỉnh Lào Cai. Địa phương xác định đây là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tiến tới làm giàu.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Đó là phát biểu của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, diễn ra chiều 17/1.

[Infographic] Kết quả nổi bật sau 3 năm triển khai Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

[Infographic] Kết quả nổi bật sau 3 năm triển khai Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Hành trình thuần hóa cây rừng

Hành trình thuần hóa cây rừng

Thứ quả đỏ thắm sai trĩu cành, tên gọi “đào đông” được những người yêu hoa cảnh săn lùng vào dịp tết, tưởng rằng chỉ được nhập khẩu từ Trung Quốc về với giá khá đắt đỏ hoặc nếu muốn tiết kiệm thì chỉ được chơi loại quả giả nay đã được người dân Sa Pa trồng thành công. Hóa ra trồng đào đông không khó như tưởng tượng.

646 hộ tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo

646 hộ tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo

UBND tỉnh vừa có báo cáo về tình hình giảm nghèo tại 10 xã đặc biệt khó khăn nhất tỉnh (nghèo nhất), trong đó, năm 2024 có 646 hộ dân ở các địa phương này đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo, tương ứng với tỷ lệ giảm nghèo 11,06%, qua đó giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 50,54% còn 39,48%.

Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thăm địa điểm thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học tại Sa Pa

Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thăm địa điểm thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học tại Sa Pa

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Lào Cai, chiều 15/1, ông Marc E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam đã thăm, khảo sát địa điểm thuộc Dự án quản lý rừng cộng đồng, nằm trong khuôn khổ Dự án “Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

[Infographic] Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

[Infographic] Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, thời tiết tại Lào Cai thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp, có thể xuất hiện rét đậm, rét hại và mưa lớn. Nhiệt độ giảm xuống 7 - 10℃, vùng núi từ 2 - 5℃, có nơi dưới 0℃ và băng giá đã xuất hiện ở các khu vực Sa Pa, Bát Xát. Để giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trong thời gian này, nông dân cần chú ý các biện pháp phòng chống rét.

Những triệu phú vùng cao

Những triệu phú vùng cao

Nhờ chính sách hỗ trợ và nỗ lực vươn lên thoát nghèo, ở địa bàn vùng cao, vùng sâu Lào Cai đã xuất hiện nhiều triệu phú, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

“Ngắm hoa mùa xuân - hái quả mùa hè”

“Ngắm hoa mùa xuân - hái quả mùa hè”

Ở mảnh đất biên cương Si Ma Cai, nơi in dấu bước chân ngựa Thần, người dân đang không ngừng vươn lên, thay đổi cuộc sống từ chính đôi tay cần mẫn, biến núi đồi hoang sơ thành những vườn cây ăn quả ôn đới trĩu quả.

fb yt zl tw