Tầm quan trọng của dây an toàn trên ô tô

Là một trang bị an toàn mà mẫu xe nào cũng phải có, dây an toàn trên ô tô tuy nhìn khá đơn giản nhưng lại có tác dụng rất lớn khi xảy ra va chạm…

Dây an toàn trên ô tô là một trang bị bắt buộc đối với các mẫu xe ngày nay; nó tuy nhỏ và nhìn khá đơn giản so với nhiều trang bị an toàn khác trên xe nhưng lại có tác dụng rất lớn khi xe không may xảy ra va chạm.

Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều người chủ quan và coi thường tầm quan trọng của dây an toàn và không sử dụng hoặc “đánh lừa” bằng các thiết bị gài chốt khóa để khỏi bị làm phiền bởi tín hiệu cảnh báo. Và điều này đã vô tình làm giảm độ an toàn cho chính bản thân mình khi sử dụng xe vì nhờ thắt dây an toàn mà khi xảy ra tai nạn hay va chạm nó sẽ giúp giảm tổn thương vì sự va đập của cơ thể và xe với nhau hơn.

Dây an toàn là một trang bị bắt buộc trên ô tô và rất quan trọng.
Dây an toàn là một trang bị bắt buộc trên ô tô và rất quan trọng.

Những điều cần biết về dây an toàn trên ô tô

Dây an toàn trên ô tô được phát minh vào nắm 1800 bởi George Cayley. Dây an toàn trên xe ô tô được giời thiệu tại Mỹ bởi William Myron Noe được lắp trên xe Ford vào năm 1956. Năm 1959, Volvo coi dây an toàn là một thiết bị tiêu chuẩn nhưng mãi đến năm 1968 luật pháp Mỹ mới bắt buộc các xe phải trang bị dây an toàn. Dây đai an toàn 3 điểm lần đầu tiên được lắp trên xe Volvo và được kỹ sư người Thụy Điển Nils Bohlin phát minh.

Có hai loại dây an toàn được sử dụng cho ô tô: Dây an toàn hai điểm (Dây an toàn vắt qua phần hông của người ngồi. Thường dùng nhiều trên các loại xe đời cũ, xe khách lớn. Trên xe con ngày nay chỉ còn trang bị ở ghế giữa); và dây an toàn 3 điểm (dây an toàn vắt qua cả hông và vai). Những năm 1970, dây an toàn 3 điểm chỉ trang bị cho ghế lái xe. Đến ngày nay, theo yêu cầu của luật pháp, thường tất cả các ghế đều được trang bị dây an toàn 3 điểm để đảm bảo an toàn tối đa cho người ngồi trên xe.

Dây an toàn có hai loại, nhưng hiện nay chủ yếu là dây an toàn 3 điểm.
Dây an toàn có hai loại, nhưng hiện nay chủ yếu là dây an toàn 3 điểm.

Theo cấu tạo, dây an toàn ô tô thường bao gồm hai thành phần chính là dây đai và khóa. Phần dây đai bao gồm dây chạy vòng ngang hông (Lap Belt) và dây vắt chéo qua vai (Shoulder Belt). Các đầu dây được gắn chặt vào khung xe, gắn với khóa chốt giúp hành khách tháo lắp dễ dàng. 

Dựa trên cảm biến va chạm, thông tin được truyền tới bộ điều khiển dây đai để tự động siết chặt khi có va chạm xảy ra, nhờ đó có thể giữ chắc cơ thể không bị văng khỏi ghế và va đập vào các bộ phận của xe.

Tác dụng của dây an toàn khi xảy ra va chạm

Công dụng chính của dây an toàn trên ô tô là bảo vệ những người trong xe an toàn hơn trong những tình huống va chạm không may xảy ra.

Vị du, nếu xe đang di chuyển với tốc độ 70-100km/h mà phải đạp phanh đột ngột thì theo quán tính, người ngồi trong xe sẽ lao về phía trước với tốc độ tương tự. Nhưng, nếu bạn thắt dây an toàn sẽ giúp giữ lại, không bị quán tính khiến mình lao về phía trước và bảo vệ phần đầu và mặt khỏi va đập vào kính chắn gió. Điều này làm giảm đáng kể tổn thương nghiêm trọng tới các bộ phận quan trọng của cơ thể.

Hình ảnh người ngồi trên xe thắt dây và không thắt dây an toàn khi xảy ra va chạm Đồng thời, nếu không may xảy ra tai nạn nghiêm trọng hơn, xe có thể bị lật hoặc bung cánh cửa do va chạm. Lúc này, dây an toàn sẽ bảo vệ hành khách không bị văng ra khỏi xe. Và còn giúp người gặp nạn không lao vào kính, giảm va đập với vô lăng, cánh cửa và những bộ phận khác của xe theo lực quán tính. 

Cùng với đó, dây an toàn trên ô tô còn giúp cố định vị trí mỗi người tại từng ghế ngồi trên xe, giúp mọi người không bị va chạm vào nhau khi chẳng may xe phải phanh đột ngột, bị lật hoặc xoay ngang trên đường. 

Cuối cùng, túi khí và dây an toàn ô tô là hai bộ phận hoạt động độc lập riêng biệt và đều có tác dụng bảo vệ tài xế khi gặp sự cố. Tuy nhiên nhiều thí nghiệm thực tiễn cho thấy, túi khí có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn nếu người điều khiển xe không thắt dây an toàn. Bởi khi gặp sự cố, dù túi khí có bung thì tài xế vẫn có thể bị văng ra ngoài hoặc va đập với các bộ phận trong xe. Do vậy, việc thắt dây đai ô tô là rất cần thiết để bộ phận này cùng túi khí có thể hỗ trợ nhau, phát huy tối đa tác dụng khi cần.  

Dây an toàn giúp giữ cố định người ngồi trên xe khi không may xảy ra tai nạn.
Dây an toàn giúp giữ cố định người ngồi trên xe khi không may xảy ra tai nạn.

Hoặc không thắt dây an toàn khi túi khí bung sẽ tác động một lực rất lớn đến mặt, đầu và ngực người ngồi trên xe (ngồi ghế trước). Vì vậy, dây an toàn sẽ giúp người trên xe có được vị trí phù hợp và an toàn trong trường hợp khi túi khi bung.

Một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng, khi xảy ra tai nạn giao thông, người ngồi ghế trước sẽ giảm 45-50% nguy cơ tử vong, 20-45% nguy cơ bị thương nghiêm trọng nếu thắt dây an toàn. Đối với người ngồi hàng ghế sau, việc thắt dây an toàn cũng giúp giảm đến 25-75% nguy cơ tử vong và bị thương. 

Không thắt dây an toàn khi đi ô tô bị phạt bao nhiêu?

Việc thắt dây an toan khi đi ô tô là một điều rất quan trọng giúp bảo vệ mọi người. Tuy nhiên, hiện vẫn có rất nhiều người chủ quan và coi thường tầm quan trọng đó. 

Một khảo sát của IIHS với những người từ 18 tuổi trở lên tại Mỹ phát hiện ra rằng, trong số 1.172 người tham gia khảo sát, chỉ có 72% cho biết có sử dụng dây an toàn khi ngồi hàng ghế sau, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 91% người ngồi ở ghế trước.

Việc thắt dây an toàn khi đi ô tô là điều rất quan trọng nhưng nhiều người đã chủ quan và không sử dụng.
Việc thắt dây an toàn khi đi ô tô là điều rất quan trọng nhưng nhiều người đã chủ quan và không sử dụng.

Tại Việt Nam, Điểm p, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không thắt dây an toàn khi điều khiển xe ô tô trên đường.

Trong khi đó, việc xử phạt hành chính đối với việc người ngồi hàng ghế sau không cài dây an toàn đã được áp dụng từ ngày 1/1/2018.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 300.000 - 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy trên đường; và mức phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về trật tự, an toàn giao thông đường thủy cho người dân thôn Cốc Rế

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về trật tự, an toàn giao thông đường thủy cho người dân thôn Cốc Rế

Ngày 24/4, Đội Cảnh sát giao thông đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy và kỹ năng phòng, chống đuối nước, cứu nạn - cứu hộ, sơ cứu người bị nạn trên đường thủy cho người dân thôn Cốc Rế, xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai.

Để có kỳ nghỉ lễ trọn vẹn, ý nghĩa nơi “thành phố trong sương”

Để có kỳ nghỉ lễ trọn vẹn, ý nghĩa nơi “thành phố trong sương”

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày liên tiếp, dự báo lượng du khách trong và ngoài tỉnh đến với thị xã Sa Pa sẽ tăng đột biến. Vì thế, ngay từ những ngày này, lực lượng cảnh sát giao thông phụ trách địa bàn thị xã Sa Pa đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Kiểm tra đột xuất việc sử dụng phương tiện tới trường của học sinh

Kiểm tra đột xuất việc sử dụng phương tiện tới trường của học sinh

Nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong lứa tuổi học sinh, lực lượng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã tổ chức các đoàn kiểm tra đột xuất tại các trường học để đánh giá tình hình phương tiện; xử lý các loại phương tiện chưa đảm bảo kỹ thuật và học sinh chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

fb yt zl tw