Sụt lún, sạt trượt đất nghiêm trọng tại khu vực dự án hồ chứa nước ở Lâm Đồng

Đường đi, vườn tược, tường và sân nhà nứt toác, sạt trượt; người dân buộc phải tạm rời đi, nhưng luôn thấp thỏm cho ngôi nhà và tài sản của mình… Đó là tình cảnh của nhiều hộ dân sinh sống gần khu vực dự án hồ chứa nước Đông Thanh (xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), do ảnh hưởng của tình trạng sụt lún, sạt trượt đất sau những đợt mưa kéo dài.

Nhiều ngôi nhà ở khu vực dự án hồ chứa nước Đông Thanh bị sụt lún, nứt nẻ do sạt trượt đất.

Nhiều ngôi nhà ở khu vực dự án hồ chứa nước Đông Thanh bị sụt lún, nứt nẻ do sạt trượt đất.

Ghi nhận hiện trường ngày 2/8, tình trạng sụt lún, sạt trượt đất nghiêm trọng trên diện tích khá rộng tại khu vực này. Nhiều hộ dân mà chúng tôi được gặp đều nói rằng, họ rất lo lắng cho tình trạng sụt lún, sạt trượt hiện nay tại khu vực này. Nhiều hộ buộc phải di chuyển đến nơi khác sinh sống, vì nhà ở bị nứt toác, sụt lún.

Sân trước ngôi nhà của ông Thắng bị nứt toác, phía sau nhà bị đất sạt trượt.

Sân trước ngôi nhà của ông Thắng bị nứt toác, phía sau nhà bị đất sạt trượt.

Ông Nguyễn Văn Thắng, ngụ thôn Đông Anh, xã Đông Thanh, cho biết: “Ngôi nhà của gia đình tôi xây tiền tỷ, vừa mới vào ở từ tháng 3/2023. Gần đây, cả khu đất bị kéo tụt xuống gây hư hại căn nhà, buộc gia đình phải đi tạm trú để bảo đảm an toàn”. Theo quan sát, phần sân trước của nhà ông Thắng bị sạt khoảng 1m, phía sau nhà nhiều khối đất cũng bị sạt lở đến sát tường; tường nhà và sân vườn đều xuất hiện những vết nứt kéo dài, có thể sạt bất cứ lúc nào.

Cũng tại khu vực này, ngôi nhà của gia đình ông Đỗ Văn Tái đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng sụt lún, sạt trượt đất. Ông Tái cho rằng, các vết nứt bắt đầu xuất hiện cùng thời điểm dự án hồ chứa nước Đông Thanh được khởi công, xây dựng vào năm 2022. Sau đó, tình trạng sạt trượt, sụt lún ngày càng lớn. “Gia đình tôi hiện không thể ở lại ngôi nhà này, đành phải ở tạm nhà điều hành của dự án hồ chứa nước Đông Thanh với một hộ dân khác”, ông Tái nói.

Ngôi nhà của gia đình ông Tái xuất hiện chằng chịt vết nứt.

Ngôi nhà của gia đình ông Tái xuất hiện chằng chịt vết nứt.

Không chỉ 2 gia đình trên, một số hộ dân sinh sống quanh khu vực cũng trong tình trạng tương tự, khi phần nền sân nhà đều sạt trượt, có nơi kéo dài hơn 10m. Hiện các gia đình đành ra khu trọ sinh sống, tránh nguy hiểm tính mạng.

Theo Ủy ban nhân dân huyện Lâm Hà, tình trạng sụt lún, sạt trượt đất xảy ra từ đầu tháng 7/2023, phát hiện tại khu vực sườn đồi vai phải đập hồ, nằm ngoài và sát với khu vực thi công xây dựng gói thầu số 13, hồ chứa nước Đông Thanh. Lúc đó, xuất hiện một số vết nứt rộng từ 20 đến 30cm, ngang qua khu vực sản xuất và sinh sống của 3 gia đình.

Đường giao thông cạnh dự án hồ chứa nước Đông Thanh bị sạt lở.

Đường giao thông cạnh dự án hồ chứa nước Đông Thanh bị sạt lở.

Kết quả quan trắc đến ngày 28/7, xuất hiện thêm nhiều vết nứt mới trong khu vực đất của các hộ gia đình gần khu vực hồ chứa nước Đông Thanh, chiều rộng của các vết nứt phát triển đến 50cm và đã lan ra đến phạm vi thiết kế đường tránh ngập của dự án hồ chứa nước này.

Tường công trình bể tiêu năng hồ chứa nước Đông Thanh bị đẩy nghiêng.

Tường công trình bể tiêu năng hồ chứa nước Đông Thanh bị đẩy nghiêng.

Ủy ban nhân dân huyện Lâm Hà đã có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về tình trạng trên. Theo đó, có 9 hộ dân đã và sẽ bị ảnh hưởng, với diện tích gần 5,4ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 5 hộ đã bị ảnh hưởng (4 hộ có nhà ở, 1 hộ không có nhà) trên diện tích hơn 25.000m2, 4 hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng do các vết nứt lan rộng (2 hộ có nhà ở, diện tích hơn 28.000m2) và khoảng 500m đường giao thông tránh ngập có nguy cơ sụt lún, sạt trượt.

Tình trạng sụt lún, sạt trượt đất có nguy cơ làm sập nhà dân.

Tình trạng sụt lún, sạt trượt đất có nguy cơ làm sập nhà dân.

Chiều 2/8, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lâm Hà Đinh Đức Chí cho biết, địa phương đã chỉ đạo khắc phục tình trạng sạt trượt, sụt lún đất tại khu vực thi công xây dựng hồ chứa Đông Thanh. Đồng thời, vận động những gia đình bị ảnh hưởng di dời và hỗ trợ tìm kiếm chỗ ở ổn định. Huyện đã tiến hành cắm biển, giăng dây cảnh báo nguy hiểm và yêu cầu đơn vị, địa phương liên quan trực 24/24 để theo dõi, xử lý kịp thời ở những điểm có nguy cơ sạt trượt cao.

Con đường dẫn vào khu sản xuất của người dân bị sụt lún.

Con đường dẫn vào khu sản xuất của người dân bị sụt lún.

“Địa phương đã cho tạm dừng thi công dự án để tiếp tục thực hiện quan trắc, khảo sát hiện trường nhằm tìm nguyên nhân sụt lún, sạt trượt đất, cũng như bảo đảm an toàn cho người dân và công trình trong mùa mưa bão”, ông Chí thông tin.

Hồ chứa nước Đông Thanh là dự án trọng điểm huyện Lâm Hà, có tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Diện tích lòng hồ theo thiết kế hơn 25ha, diện tích thu hồi là 37ha, khi hoàn thành sẽ phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 7.500 hộ dân trong vùng và nước tưới tiêu.

Hồ chứa nước Đông Thanh là dự án trọng điểm của huyện Lâm Hà.

Hồ chứa nước Đông Thanh là dự án trọng điểm của huyện Lâm Hà.

Liên quan sự việc, ngày 2/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng có văn bản giao các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Lâm Hà khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác định nguyên nhân sụt lún, sạt trượt đất tại khu vực dự án hồ chứa nước Đông Thanh; kịp thời hướng dẫn huyện Lâm Hà hướng xử lý sự cố và báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/8.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai ghi nhận 1 ca viêm não mô cầu

Lào Cai ghi nhận 1 ca viêm não mô cầu

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện bệnh viện đang điều trị 1 bệnh nhân mắc não mô cầu sinh năm 2016, trú ở Bản Mo 1, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Nhận được thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai đã nhanh chóng thành lập đoàn điều tra, giám sát tại địa phương - nơi bệnh nhi sinh sống.

Động đất độ 5.0 tại Điện Biên: Người dân cảm nhận rung lắc mạnh

Động đất độ 5.0 tại Điện Biên: Người dân cảm nhận rung lắc mạnh

Đánh giá về trận động đất có độ lớn 5.0 vừa xảy ra tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát địa chấn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên (thuộc Viện Các khoa học Trái đất) cho biết: Trận động đất này có độ rủi ro thiên tai tương ứng cấp 2.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 7 tỉnh miền núi phía bắc

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 7 tỉnh miền núi phía bắc

Dự báo, trưa và chiều 16/5 , khu vực các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Cao Bằng có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi mưa rất to, lượng mưa trên 80mm. Cảnh báo lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc các tỉnh trên.

Dự kiến ban hành nhiều quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên

Dự kiến ban hành nhiều quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên

Ngày 15/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Những điểm mới trong dự thảo Thông tư nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo thời gian qua.

fb yt zl tw