Sức sống mới trên vùng cao Tân Tiến

LCĐT - Giao thông mở rộng rồi nâng cấp dần đến rải nhựa, xe máy, xe tải và xe du lịch lên các bản; tiếng còi xe gọi mọi tiềm năng thức dậy, làm đòn bẩy giúp Tân Tiến đẩy “con ma đói” ra khỏi bản...

Những dãy núi ở phía Đông huyện Bảo Yên hình thành nên Tân Tiến, vùng cao nhất huyện, nơi sinh sống của gần 2.600 người, với 94% là dân tộc thiểu số. Núi cứ chen chúc nhau nên trong gần 5.900 héc ta tự nhiên ấy chẳng có mặt bằng thiên tạo chừng 1 héc ta. Ruộng bậc thang vắt trên dốc núi, nhiều mảnh chiều ngang chưa nổi đường bừa. Trường học, trạm y tế, trụ sở xã… nằm trong hủm nhưng nhà nọ lên nhà kia phải cao bốn, năm bậc. Không ít nhà dân bám chênh vênh sườn núi, tưởng chừng một cơn gió lướt qua là bị tung hê xuống tận khe sâu…

Mấy chục năm nay đường giao thông mở rộng rồi nâng cấp dần đến rải nhựa, xe máy, xe tải và xe du lịch lên các bản. Tiếng còi xe gọi mọi tiềm năng thức dậy, làm đòn bẩy giúp Tân Tiến đẩy “con ma đói” ra khỏi bản. Trụ sở xã, trường học, trạm y tế… được xây dựng kiên cố. Xen giữa những nhà sàn mái cọ truyền thống là nhiều ngôi nhà xây khoe màu tươi rói làm nên bức tranh Tân Tiến mới.

Người dân thôn Tân Tiến làm giàu từ trồng quế.
Người dân thôn Tân Tiến làm giàu từ trồng quế.

Tuy nhiên, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Tân Tiến chưa thỏa mãn với những đổi mới của quê mình vì nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, đâu chỉ cần có thóc đầy sàn, áo quần ấm, chăn đệm dày đã là yên ổn. Đường ô tô ngay trước nhà nên phải có xe máy thay trâu kéo củi, thay ngựa thồ sắn, ngô xuống chợ. Đường điện lưới quốc gia giăng khắp bản Dao, bản Mông nên phải sắm máy vi tính cho con học bài trực tuyến. Đường điện gọi máy xay xát về thay cối gạo nước, cối chày tay để tối tối các chị, các cô xem ti vi. Con đi học, đi làm công nhân xa nhà, mẹ ngồi trên sàn nhà chỉ cần mở zalo bằng điện thoại cầm tay là nhìn thấy miệng nó cười, tiếng nó nói.

Chuyện xóa đói, giảm nghèo bền vững luôn xôn xao khắp từ bản Thác Xa 1 người Tày, sang Nậm Đâu người Dao, lên Cán Chải người Mông. Những lời bàn tán của dân cũng là ý nguyện của cán bộ, đảng viên để Đảng bộ xã Tân Tiến xây dựng chủ trương: “… Muốn xóa đói, giảm nghèo bền vững phải phát huy tiềm năng sẵn có thành động lực thúc đẩy sản xuất kinh tế hàng hóa, trong đó lâm nghiệp là chủ lực, kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng…”.

Để yên tâm “tiến quân” vào rừng mở “kho vàng” xanh, Đảng bộ và Nhân dân xã Tân Tiến tính công việc đầu tiên là lo đủ bữa ăn hằng ngày, nhất là gạo. Hơn 160 ha ruộng tuy chỉ có 60 ha lúa 2 vụ nhưng nhờ cấy các giống lúa năng suất cao nên bình quân mỗi năm Tân Tiến thu chừng 1.100 tấn thóc. Không chỉ đủ ăn mà một phần gạo đặc sản của địa phương còn trở thành hàng hóa của nông dân.

Song song với bảo đảm lương thực cho người dân, hằng năm Tân Tiến trồng khoảng 60 héc ta ngô lai 2 vụ, mỗi năm thu hoạch trên dưới 250 tấn hạt. Một phần ngô làm thức ăn chăn nuôi, còn chừng 200 tấn đưa lên ô tô đi bán, người Tân Tiến bỏ túi trên dưới chục tỷ đồng.

Những năm gần đây, một số gia đình còn trồng giống dưa chuột của Hàn Quốc. Ông Hoàng Văn Pao ở thôn Thác Xa 1 trồng dưa ngoại, chỉ 3 tháng, mỗi sào dưa chuột cho thu khoảng 4 triệu đồng. Các loại cây trồng khác như sắn, đậu, lạc, rau xanh, su su, bầu, bí… cũng góp phần không nhỏ đem lại nguồn thu cho người dân.

Cùng với cây trồng, đàn gia súc, gia cầm ngày càng phát triển. Nhiều gia đình ở Nậm Ngòa, Nậm Đâu… bắt đèo dốc núi đá phải cho tiền bằng việc chăn nuôi dê. Hằng năm, đàn dê trên dưới 1 nghìn con đem về không ít tiền cho người dân Tân Tiến. Phát huy lợi thế gần suối, nhiều gia đình nuôi vịt bầu Nghĩa Đô đem lại thu nhập không nhỏ. Điển hình là hộ bà Ma Thị Phan ở Thác Xa 1, mỗi năm nuôi chừng 200 con, trừ chi phí, vật nuôi này giúp gia đình chừng 150 triệu đồng.

Ngày xưa, bao thế hệ người Tân Tiến chỉ biết phá rừng làm nương. Tuổi của nương lúa thọ được 3 năm rồi lúa hết màu ăn, phải trả đất cho cây cỏ dại và đá mọc lên. Lưỡi búa đời bố bị mòn tiếp đến lưỡi rìu của đời con cũng vẹt bởi phá rừng. Chính sách giao đất, giao rừng như lá bùa cứu cánh giúp cho rừng Tân Tiến hồi sinh. Giỏi sống trên đất cằn lại làm giàu màu cho đất nên keo tai tượng, bạch đàn và cả bồ đề… đã kéo rừng trở về, đem lại nguồn thu nhập chính đáng cho dân. Đến nay, lá phổi xanh Tân Tiến đã trải rộng hơn 4.900 héc ta núi cao đèo dốc, đem lại cho dân hai nguồn tiền là lâm sản và du lịch sinh thái.

Chưa thỏa mãn với nguồn thu bằng gỗ và các lâm sản từ rừng trồng, nhiều người tìm đến cây quế cho thu nhập cao hơn. Đến nay, hương thơm vị cay của quế đã trải ra hơn 1.100 héc ta. Tuy mới có 30 héc ta quế 10 tuổi nhưng là tín hiệu đáng mừng gọi rừng, gọi núi mở kho tiền cho người Tân Tiến. Trong số người đầu tiên rước quế về tỏa hương thơm đất trời Tân Tiến có anh Bàn Văn Ngăm ở bản Nậm Đâu. Từ nhỏ đã được nghe bài hát: “Trăng sáng trên núi cao cao, sáng lung linh rừng quế người Dao…” nhưng cậu bé người Dao này có biết hình bóng cây quế ra sao, nói gì đến hương vị của loài cây trong bài hát ấy. Dù trong lòng ấp ủ thoát nghèo bằng cây quế nhưng mãi hơn chục năm trước, anh mới thực hiện được ước mơ. Đến nay, gia đình anh đã trồng được chừng 6 vạn cây. Mỗi năm cho thu 30 - 40 triệu đồng từ chặt tỉa cây, cành. Trong khoảng 2 vạn cây đã trồng 10 năm, có thương nhân lên trả mỗi cây 500 nghìn đồng nhưng anh chưa bán. Tuy chỉ mới là nguồn thu nhỏ ban đầu nhưng dăm mười năm nữa, cây quế sẽ đưa không ít người Tân Tiến ngồi lên hàng ghế triệu phú.

Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến ra đời, mở đầu cho sự phát triển kinh tế của xã. Hợp tác xã đã ký kết hợp tác sản xuất và bao tiêu sản phẩm với một số công ty thương mại, dịch vụ trong và ngoài tỉnh. UBND xã Tân Tiến ký kết hợp tác với Viện Nghiên cứu ứng dụng và phát triển Đại học Hùng Vương ở Phú Thọ trong việc đào tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong sản xuất cũng như chế biến nông - lâm sản. Dù mới thành lập nhưng chắc chắn Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến sẽ là chỗ dựa vững chắc cho vùng đất này trên con đường xây dựng nông thôn mới.

Với cảnh quan thiên nhiên sinh động và bản sắc văn hóa phong phú, những năm gần đây, hình ảnh con người, làng bản, rừng núi, khe suối, thác nước của Tân Tiến xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhờ đó thu hút du khách đến vùng đất này. Tiếp sức cho người dân Tân Tiến tiến quân vào cuộc chiến chống đói nghèo, Huyện ủy Bảo Yên chỉ đạo: Song song với phát triển nông - lâm nghiệp, Tân Tiến cần đưa du lịch là mũi nhọn thứ 2 trong phát triển kinh tế. Địa hình đèo dốc với độ chênh cao hơn 1 nghìn mét so với mặt biển, cùng các khe suối nước mát chảy quanh năm, khí hậu ôn hòa, Tân Tiến sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách. Hiện nay, một số gia đình đã sửa nhà để đón khách du lịch. Các món ẩm thực chế biến bằng đặc sản địa phương cũng sẽ góp phần làm đậm đà thêm bản sắc văn hóa của người vùng cao. Lễ hội xuân, cúng rừng, xuống đồng… của các dân tộc sẽ dần dần được khôi phục, làm giàu văn hóa truyền thống.

Giọng trầm ấm, ông Lương Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến bày tỏ: Dù Tân Tiến còn gặp rất nhiều khó khăn bởi là vùng cao hẻo lánh, nhưng với truyền thống đoàn kết, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Tân Tiến sẽ phát huy tiềm năng về nông - lâm nghiệp và du lịch để tạo thành động lực quan trọng thực hiện xuất sắc chương trình xây dựng nông thôn mới!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw