Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân cần hài hòa lợi ích

Thuế thu nhập cá nhân là công cụ điều tiết giảm bớt thu nhập của những cá nhân có thu nhập cao và phân phối lại cho những cá nhân có thu nhập thấp. Tuy nhiên, Luật Thuế TNCN hiện đang lộ ra nhiều bất cập, cần sớm sửa đổi thế nào cho phù hợp?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cùng với thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là sắc thuế trực thu. Ở các nước tiên tiến, hai sắc thuế này là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia. Ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thuế, thuế TNCN chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách, đứng sau số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Hơn 2/3 số thu thuế TNCN là đến từ nguồn thu nhập tiền lương, tiền công của các cá nhân chịu thuế.

Thuế TNCN đã được hơn 180 nước trên thế giới áp dụng. Hầu hết tất cả các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc những cá nhân có mức thu nhập tiền lương, tiền công cao hơn thì bị đánh thuế cao hơn, với khung thuế suất thuế TNCN lũy tiến. Đây cũng là nguyên tắc mà Luật Thuế TNCN của Việt Nam đang áp dụng.

Luật Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam được áp dụng từ năm 2007, trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Từ đó tới nay, Việt Nam chúng ta áp dụng biểu thuế suất 7 bậc từ 5% đến 35% cho người làm công ăn lương. Sau một số lần điều chỉnh, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế áp dụng hiện nay là 11 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Với biểu thuế này, thu nhập chịu thuế chỉ ở mức 80 triệu đồng/tháng, các cá nhân có thu nhập cao đã phải đóng thuế ở mức thuế suất cao nhất là 35%.

Nhiều người không hài lòng với mức đóng thuế TNCN cho khoản tăng thêm.

Từ đầu năm 2023, Bộ Tư pháp đã thông tin, qua kết quả rà soát của các bộ, ngành cho thấy, Luật Thuế thu nhập cá nhân có 22 điều cần phải sửa đổi, bổ sung, trong đó tập trung vào thu nhập chịu thuế; cơ sở tính thuế và phương pháp xác định số thuế phải nộp đối với một số khoản thu nhập, thuế suất, mức giảm trừ gia cảnh. Đặc biệt từ 1/7/2023, lương cơ sở đã tăng từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng, giá́ cả một số mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng cao thì Thuế thu nhập cá nhân càng bộc lộ nhiều bất cập…

Mặt khác, ngưỡng phải nộp thuế và mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng cho mọi cá nhân sống ở những vùng miền khác nhau nên gây ra cảm giác "bị thiệt" cho người lao động sống ở khu vực đô thị có chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Sau khi trừ thuế, trừ đi các chi phí sinh hoạt tối thiểu, số tiền còn lại của người lao động ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ít hơn nhiều so với người lao động có cùng mức thu nhập nhưng sống ở nông thôn, miền núi hoặc các đô thị khác có chi phí sinh hoạt rẻ hơn.

Cùng với đó, biểu thuế lũy tiến từng phần 7 bậc, cách nhau 5% mỗi bậc cũng khiến người sử dụng lao động mất đi lợi thế sử dụng tiền lương để khuyến khích người lao động làm việc. Một cá nhân được giao thêm việc để tăng thu nhập nhưng lương tăng cũng đồng nghĩa với việc họ phải chuyển sang nộp thuế ở bậc thuế suất cao hơn. Người lao động sau khi trừ thuế nhận về số tiền không tương xứng với trách nhiệm và khối lượng công việc được giao, triệt tiêu động lực phấn đấu tăng thu nhập của người lao động.

Xu hướng mục tiêu của các chính sách mới về thuế là bên cạnh việc bảo đảm nguồn thu ngân sách Nhà nước, thuế TNCN còn thực hiện tái phân phối thu nhập, giảm các hành vi trốn, tránh thuế, tạo động lực để người dân tăng thu nhập, từ đó tăng sức tiêu thụ hàng hóa hoặc nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dù không giống nhau, song trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới ghi nhận một số xu hướng chung trong điều chỉnh chính sách thuế TNCN như tăng ngưỡng thu nhập tính thuế; tăng mức giảm trừ gia cảnh; áp dụng biểu thuế suất lũy tiến với thu nhập từ tiền lương, tiền công; tăng thuế suất với thu nhập cao, giảm thuế suất với thu nhập thấp… nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo cũng như đảm bảo chức năng phân phối thu nhập của hệ thống thuế.

Việc nghiên cứu nâng mức ngưỡng phải nộp thuế thu nhập cá nhân và tăng mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với tốc độ trượt giá hoặc thiết kế các mức giảm trừ gia cảnh khác nhau như mức lương tối thiểu vùng, cùng với đó là việc điều chỉnh chỉ còn 3 hoặc 4 bậc thuế, thay cho 7 bậc như hiện nay và giãn khoảng cách thu nhập chịu thuế giữa các bậc thuế không chỉ giúp cho việc kê khai nộp thuế của cá nhân dễ dàng hơn mà còn đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập của người nộp thuế.

Là một sắc thuế trực thu, người nộp thuế trực tiếp "móc tiền" từ túi của mình nộp vào ngân sách, việc thiết kế một sắc thuế TNCN phù hợp đảm bảo hài hòa lợi ích của người nộp thuế với lợi ích của quốc gia mới có thể giúp người có thu nhập cao vui vẻ, tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công dân với ngân sách Nhà nước. Chậm sửa luật sẽ khiến người người nộp thuế bị "thiệt" lâu hơn và không khuyến khích được cá nhân làm giàu hợp pháp. Mà dân có giàu thì nước mới mạnh.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?

Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?

Khi Luật Căn cước chính thức có hiệu lực, thẻ căn cước công dân sẽ được đổi tên thành thẻ căn cước để phù hợp, thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhân dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới...

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Bộ Y tế cho biết nhận được công văn của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phản ánh người bệnh khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện, có xuất trình căn cước công dân gắn chip hoặc xuất trình hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID hoặc trên ứng dụng VNeID nhưng bệnh viện không giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm y tế, yêu cầu người bệnh phải về mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh.

Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?

Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?

Điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 so với Luật Đất đai năm 2013 là người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Theo đó, tại Điều 45 Luật Đất đai năm 2024 quy định các quyền của người sử dụng đất không còn quy định trường hợp cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa.

Ngăn chặn bạo lực học đường

Ngăn chặn bạo lực học đường

Bạo lực học đường diễn ra gần đây với tính chất, mức độ ngày càng đáng lo ngại, có dấu hiệu gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm cả trong và ngoài nhà trường. Không chỉ là vấn đề “động chân, động tay”, mà còn bạo lực cả về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm của nhau.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Gần đây có không ít cán bộ, đảng viên bị bắt giam vì tội nhận hối lộ. Thật đáng tiếc, không hiểu do ma lực của đồng tiền hay lòng tham đã khiến một số "quan chức" phải ngã ngựa (!?)

Từng bước xóa sổ 'truyền thông bẩn'

Từng bước xóa sổ 'truyền thông bẩn'

Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, thuật ngữ “smear campaign” hay còn gọi là “truyền thông bẩn” ngày càng xuất hiện nhiều trên phạm vi toàn cầu như một vấn đề nghiêm trọng với những ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân, doanh nghiệp, xã hội.

Chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch thương mại điện tử

Chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch thương mại điện tử

Kinh doanh thương mại điện tử đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến tại Việt Nam. Việc bán hàng trực tuyến giúp cho cả người bán và người mua tiết kiệm được thời gian, chi phí thanh toán... Tuy nhiên, đi kèm với đó là tình trạng người tiêu dùng đặt mua hàng online trên livestream TikTok, Facebook, khi nhận về nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, gây bất an cho người tiêu dùng.

fb yt zl tw