Sông Hồng đạt đỉnh lũ lớn nhất từ đầu năm đến nay

Do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao, đêm về sáng 25/6, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa to đến rất to trên diện rộng. Cùng với đó, trên thượng nguồn phía nước bạn Trung Quốc cũng có mưa lớn nên lượng nước đổ về tăng cao khiến lũ trên sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Lào Cai đạt đỉnh cao nhất từ đầu năm 2024 đến nay.

z5571832579934_88c26b7b009a9b41f7adfd497fb64067.jpg
Dự báo chiều nay, lũ trên sông Hồng sẽ đạt mức báo động 1.

Theo số liệu quan trắc của Đài Khí tượng - thủy văn tỉnh Lào Cai, đến trưa 25/6, lũ trên sông Hồng đoạn từ thành phố Lào Cai đến xã Bảo Hà (Bảo Yên) đang lên nhanh. Cụ thể, mực nước lúc 10 giờ 30 phút tại thành phố Lào Cai là 79,32m (dưới báo động 1 là 0,68m), tại xã Bảo Hà là 52,32m (dưới dưới báo động 1 là 2,68m).

Dự báo, chiều nay (25/6) đến ngày (26/6), lũ trên sông Hồng tại Lào Cai sẽ còn tiếp tục lên; đỉnh lũ tại xã Bảo Hà và thành phố Lào Cai khả năng đạt báo động 1, biên độ lũ lên 3 - 3,5m. Cùng với đó, trên sông Chảy, tại huyện Bảo Yên biên độ lũ lên có khả năng ở mức 1,5 - 2m.

Lũ trên sông Hồng đạt đỉnh cao nhất từ đầu năm đến nay.

Lũ trên sông Hồng, sông Chảy đang lên nhanh, biên độ lũ lớn gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông đường thủy. Bên cạnh đó, lũ cũng cuốn trôi nhiều rác, cây củi từ thượng nguồn đổ về…, do đó người dân cần cảnh giác, chằng buộc tàu, thuyền cẩn thận; không bơi ra sông vớt củi, đánh cá… dễ bị lũ cuốn trôi.

Chính quyền các địa phương ven sông Hồng cần có phương án bảo vệ các công trình xây dựng ven sông và có giải pháp chống ngập lụt, sạt lở ở vùng trũng thấp ven sông.

Dưới đây là một số hình ảnh lũ về trên sông Hồng:

L2.jpg
Khu vực chân cầu Phố Mới.
z5571877985275_443e5f21f4a48fcb8a4433b5d8c13921.jpg
Nước dâng cao khiến các khu vườn trồng cây ăn quả của người dân ngập sâu trong nước.
z5571832579934_88c26b7b009a9b41f7adfd497fb64067.jpg
Khu vực bãi Soi Tiền, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai.
z5571832630366_4a487431245b43dfe3b220864f18189d.jpg
Sông Hồng đoạn qua phường Lào Cai.
z5571877988996_4c73d2bce2969e30c871eb0e7f6840b4.jpg
Thuyền bè trên sông Hồng phải dừng hoạt động do lũ lên cao.
z5571836299727_e856b34c2d848ec837216a03af849ad2.jpg
Một khe suối nằm ven sông Hồng đoạn qua xã Bảo Hà bị nước lũ làm ngập sâu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Lắp dựng những căn nhà đầu tiên ở khu tái thiết Làng Nủ

[Ảnh] Lắp dựng những căn nhà đầu tiên ở khu tái thiết Làng Nủ

Sáng nay (15/10), Binh đoàn 12 - đơn vị được giao nhiệm vụ thi công xây dựng tái thiết khu dân cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) đã tổ chức lắp dựng những căn nhà đầu tiên. Thực hiện lời hứa trước Thủ tướng Chính phủ và Nhân dân Làng Nủ, đơn vị thi công đang tập trung, dồn sức để hoàn thành các căn nhà trước ngày 31/12.

[Ảnh] Sa Pa bồng bềnh sương mây

[Ảnh] Sa Pa bồng bềnh sương mây

Hiện đang là đầu mùa mây Sa Pa. Đến với Sa Pa dịp này, ngoài việc khám phá các bản làng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, hưởng tiết trời thu trong lành, mát dịu xen cả chút rét ngọt đầu đông, du khách còn được mãn nhãn với cảnh sắc mây trời huyền ảo như chốn bồng lai.

Cùng ngắm trung tâm thị xã Sa Pa từ trên cao giữa bồng bềnh sương mây.

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

Tại thị xã Sa Pa, người Xá Phó sống quần cư ở xã Liên Minh (trước là xã Nậm Sài) với 125 hộ dân, hơn 300 nhân khẩu. Mặc dù là dân tộc có số dân ít nhất của thị xã, nhưng người Xá Phó ở Sa Pa lại có những nét văn hóa đặc sắc, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

Những ngày này, trên các cánh đồng của xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) như được khoác lên tấm áo mới với gam màu vàng rực rỡ của những tràn ruộng bậc thang đang vào độ chín. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đồng bào các dân tộc Tày, Xá Phó, Giáy… nô nức ra đồng, thu hoạch hạt vàng sau một thời gian chăm sóc vất vả.

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

Sau 3 tuần xảy ra vụ sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng, nỗi đau, không khí tang thương vẫn bao trùm lên con người, cảnh vật Làng Nủ. Nhưng bên cạnh những mất mát, đau thương thì cuộc sống thường ngày vẫn sẽ dần trở lại. Chúng tôi đã có những ghi nhận bằng hình ảnh trong ngày 29/9 tại nơi này.

[Ảnh] Dự án 8 góp phần “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

[Ảnh] Dự án 8 góp phần “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Dân tộc Hà Nhì sinh sống tại một số xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Từ xưa, những người phụ nữ Hà Nhì phải chịu nhiều tập tục lạc hậu như những “sợi dây trói” khiến cuộc sống rất vất vả. Những năm gần đây, khi nhiều chương trình, dự án được triển khai, đặc biệt là Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với nhiều hoạt động giúp phụ nữ Hà Nhì cởi bỏ những hủ tục, cuộc sống thêm hạnh phúc.

[Ảnh] Mường Khương: Quan tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ

[Ảnh] Mường Khương: Quan tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ

Những chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Mường Khương được thực hiện hiệu quả đã và đang góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn. Đặc biệt, chiến dịch truyền thông, chăm sóc sức khỏe sinh sản đang triển khai đã giúp cho phụ nữ vùng cao nơi đây được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng.  

[Ảnh] Thi công căng cáp dây văng cầu Phú Thịnh

[Ảnh] Thi công căng cáp dây văng cầu Phú Thịnh

Sau khi khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây ra, những ngày này, các công nhân, kỹ sư thi công dự án cầu Phú Thịnh (thành phố Lào Cai) đang tập trung căng cáp dây văng - một trong những hạng mục quan trọng góp phần hoàn thành dự án vào cuối năm.

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc (Bắc Hà) trong suốt hơn nửa tháng qua.

[Ảnh] Chăm sóc, phát triển thể trạng cho trẻ em ở vùng cao Bát Xát

[Ảnh] Chăm sóc, phát triển thể trạng cho trẻ em ở vùng cao Bát Xát

Trên địa bàn huyện Bát Xát, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em luôn được chú trọng. Trung tâm Y tế huyện đã và đang triển khai nhiều biện pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ như: tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 5 tuổi; bổ sung vitamin A cho trẻ; cấp phát các sản phẩm vi chất dinh dưỡng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong chăm sóc trẻ…

fbytzltw