Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Si Ma Cai tìm kiếm cơ hội từ du lịch nông thôn

Si Ma Cai tìm kiếm cơ hội từ du lịch nông thôn

Ông Nguyễn Hữu Hưởng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Si Ma Cai chia sẻ: Những địa phương như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, tiềm năng du lịch được khai thác từ cách đây hàng trăm, hàng chục năm. Còn tại Si Ma Cai, du lịch mới bắt đầu có định hướng cách đây vài năm, đang trong giai đoạn tìm kiếm cơ hội, sản phẩm đặc trưng để phát triển. Có thể nói, du lịch Si Ma Cai hiện như “người đẹp ngủ trong rừng”, cần được đánh thức.

Si Ma Cai có nhiều lợi thế về tài nguyên tự nhiên và văn hóa, phù hợp cho phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa bản sắc... Những năm gần đây, Si Ma Cai đã và đang tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ nhằm “đánh thức” những tiềm năng, thế mạnh để phát triển ngành du lịch, dịch vụ gắn với bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc. Nhờ đó, các điểm, tuyến du lịch đang dần được hình thành, tạo thêm nhiều điểm nhấn, điểm dừng chân thu hút du khách thập phương.

4.jpg

Chị Vũ Thị Nhung, thôn Mản Thẩn, xã Quan Hồ Thẩn sinh ra và lớn lên ở vùng đất du lịch Sa Pa. Sau khi kết hôn và sinh sống tại Si Ma Cai, chị Nhung nhận thấy mảnh đất này cũng có những điểm tương đồng, nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch. Ấp ủ ý tưởng từ lâu, cuối năm 2022, chị Nhung mạnh dạn đầu tư, chuyển hướng từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang mô hình du lịch trải nghiệm. Với diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 4 ha, chị Nhung trồng nhiều loại hoa, cây ăn quả như lê, mận, táo và dược liệu. Cùng với đó, chị Nhung quyết định xây dựng một căn nhà sàn, cải tiến từ mô hình nhà gỗ truyền thống của người Mông thành một homestay để đón khách có nhu cầu nghỉ dưỡng.

3.jpg

Chị Nhung cho biết: Gia đình có vườn lê rất đẹp, nhiều khách đến chơi, chụp ảnh hoa, hái quả sau đó đều hỏi ở Si Ma Cai có điểm nghỉ dưỡng nào không. Nhiều đoàn khách của gia đình từ Sa Pa kết nối tới, mong muốn nghỉ lại nhưng tại địa phương cũng chưa có những dịch vụ này. Thấy vậy nên gia đình mạnh dạn đầu tư, chuyển hướng phát triển du lịch. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 này, homestay của gia đình sẽ mở cửa đón khách.

2.jpg

Cũng theo chị Nhung, khác với sản xuất nông nghiệp đơn thuần, khi chuyển hướng sang loại hình nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm, gia đình cần đầu tư hơn, tỉ mỉ từng chi tiết, chú trọng tạo cảnh quan cũng như tự học hỏi nhiều kỹ năng phục vụ khách hàng sao cho chu đáo. Nếu mô hình phát huy được hiệu quả, thời gian tới, gia đình sẽ đầu tư, mở rộng, cung cấp thêm các dịch vụ để mang lại những trải nghiệm thú vị trên mảnh đất Si Ma Cai.

Để khai thác tiềm năng du lịch, Si Ma Cai đang từng bước tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Si Ma Cai hướng tới phát triển các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn, phấn đấu có ít nhất 3 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế và nông nghiệp văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của tỉnh; 50% cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn được công nhận đạt chuẩn để phục vụ khách du lịch…

1.jpg

Si Ma Cai hướng tới phát triển du lịch nông thôn dựa trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan của khu vực nông thôn nhằm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững. Trong giai đoạn này, Si Ma Cai xác định tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, phát triển du lịch nông thôn để xây dựng, phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ về nông nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương. Từ đó, phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu; gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện. Đồng thời, địa phương cũng quan tâm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, địa điểm, sản phẩm du lịch, ẩm thực đặc trưng, như mận Tả Van, mận địa phương, lê xanh, lê Tai nung và các sản phẩm đặc trưng khác của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Hữu Hưởng cho biết thêm: Si Ma Cai mới “bắt tay” vào phát triển du lịch khoảng 2 - 3 năm nay, hiện chưa có điểm nhấn cụ thể. Du lịch địa phương đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khám phá, những người làm du lịch, quản lý cũng vừa làm vừa tìm hiểu.

0.jpg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw