Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Si Ma Cai quyết tâm xóa nhà tạm

Si Ma Cai quyết tâm xóa nhà tạm

Mục tiêu của huyện Si Ma Cai đến tháng 8/2025 hoàn thành 100% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025. Riêng năm 2024, huyện phấn đấu hoàn thành 502 căn nhà, chiếm 80% mục tiêu của cả giai đoạn.

Ngày 1/8/2024, Si Ma Cai là địa phương cấp huyện đầu tiên của tỉnh phát động phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát.

6.jpg

Ngay trong tháng 8, UBND huyện đã thành lập các tổ công tác, phân công cán bộ phụ trách đến từng thôn tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn các hộ nghèo, cận nghèo và hộ chính sách thuộc đối tượng được hỗ trợ nhà ở thực hiện theo đúng thời gian đã cam kết. Định kỳ hằng tuần, Phòng Kinh tế - Hạ tầng báo cáo kết quả thực hiện và chỉ ra khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ.

3.jpg

Thời gian qua, các phòng, ban có liên quan đã phối hợp với chính quyền địa phương rà soát và kiểm tra thực trạng, đảm bảo mọi nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các căn nhà mới.

4.jpg

Chính quyền các xã, thị trấn tích cực vận động các hộ nằm trong Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong kế hoạch thực hiện năm 2025 chuyển sang đăng ký, ký cam kết thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở ngay trong năm nay.

Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức đoàn thể tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa và huy động cộng đồng chung tay góp sức cho từng hộ.

5.jpg

Đến hết tháng 8/2024, huyện Si Ma Cai đã khởi công làm mới và sửa chữa 241 căn nhà, đạt 48% khối lượng công việc. Ông Lưu Đình Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai cho biết: Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vì vậy đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực từ cấp huyện đến cơ sở. Kết quả thực hiện của các đơn vị, địa phương là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2024.

Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, cả hệ thống chính trị của huyện vào cuộc và tranh thủ tối đa thời gian, nguồn lực để thực hiện, địa phương tin tưởng sẽ hoàn thành công tác xóa nhà tạm như mục tiêu đã đề ra.

Ông Lưu Đình Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Sáng 14/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, với số tiền này, số tiền các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ đồng bào tỉnh Lào Cai (tính theo kênh MTTQ tỉnh) khắc phục hậu quả mưa lũ đã vượt qua con số 50 tỷ đồng.

Mất nhà, “cõng” nợ sau một đêm mưa

Mất nhà, “cõng” nợ sau một đêm mưa

Hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lớn diện rộng, tạo ra sức tàn phá khủng khiếp ở khắp các địa phương trong tỉnh. Với thị trấn nghèo Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, đợt mưa lũ lớn nhất lịch sử này đã khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh mất nhà, thậm chí còn “cõng” gánh nợ hàng trăm triệu đồng không biết bao giờ mới có thể trả nổi.

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Tính đến 15 giờ ngày 11/9, số thương vong do ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Bát Xát là 22 người, trong đó có 7 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7 người bị thương. Các lực lượng của huyện Bát Xát đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích, cứu chữa người bị thương và tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão, trong đó có việc san gạt, dọn các điểm sạt lở, mục tiêu là sớm đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trọng yếu.

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Sáng 6/9, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ nông dân tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè trên sông Chảy, tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên.

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Với một tỉnh 80% dân số làm nông nghiệp như Lào Cai thì câu chuyện tập trung phát triển “tam nông” vẫn là trọng yếu trong định hướng phát triển kinh tế ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ một tỉnh thiếu đói về lương thực năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, trải qua những giai đoạn, nấc thang phát triển, nông nghiệp Lào Cai chuyển dịch dần từ xóa đói, giảm nghèo sang phát triển kinh tế, làm giàu và hiện tại là phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng đến xuất khẩu.

Nụ cười mùa quế

Nụ cười mùa quế

Những ngày này, tại các vùng trồng quế của tỉnh đang rộn ràng khai thác “vụ tám”, quế tươi vừa bóc cuộn tròn từng bó trên nương đồi, quế phơi đầy sân chuẩn bị xuất bán… đâu đâu cũng phủ bởi màu vàng, nâu của vỏ quế. Dưới cái nắng hanh của mùa thu, gương mặt người dân ánh lên niềm vui ngày mùa.

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Nhắc đến Cam Đường là nhắc đến vùng đất với truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng. Nơi đây, ngày 10/10/1948 đã thành lập Chi bộ Cam Đường - chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh. Sau 76 năm, phát huy truyền thống cách mạng, người dân nơi đây luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

Đến thôn Chiềng 1, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), khi hỏi về Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Văn Tới thì ai cũng biết, bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn gương mẫu, nhiệt tình với công việc, được người dân tin yêu, quý mến.

fbytzltw