Sáng tạo trong tuyên truyền tại tổ truyền thông cộng đồng thôn An Thành

Với việc thành lập tổ truyền thông cộng đồng gồm 10 thành viên và có cách tuyên truyền sáng tạo đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng bình đẳng giới tại địa bàn thôn.

Thôn An Thành, xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai có 156 hộ, trong đó hơn 100 hộ là đồng bào Xá Phó. Là một trong 6 thôn của thành phố Lào Cai được hưởng lợi từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em”, An Thành đã thành lập tổ truyền thông cộng đồng gồm 10 thành viên, có cách tuyên truyền sáng tạo phù hợp với địa phương, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng bình đẳng giới tại địa bàn thôn.

IMG_20240725_162402.jpg
Tổ truyền thông cộng đồng thôn An Thành lồng ghép nội dung tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Thôn An Thành nằm dọc suối Ngòi Bo quanh năm trong vắt, dòng suối ôm ấp bản làng, đem theo nguồn lợi kinh tế nhưng cũng không kém phần nguy hiểm. Những gia đình Xá Phó từ xưa có cách nuôi dạy con là để chúng “tự lớn” như cây rừng nên ở đoạn suối Ngòi Bo xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm.

Từ khi tổ truyền thông cộng đồng được thành lập với 10 thành viên, trong đó tổ trưởng là bí thư chi bộ cùng các thành viên là trưởng thôn, người có uy tín, chi hội trưởng chi hội phụ nữ... đã chú trọng tuyên truyền phòng, chống đuối nước. Qua đó giúp các gia đình nhận thức rõ hơn về việc quan tâm, bảo vệ trẻ em mỗi dịp hè về. Trẻ em được sống trong sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, nhiều năm nay, thôn An Thành không xảy ra đuối nước đối với trẻ em.

IMG_20240725_162440.jpg
Tình trạng bạo lực gia đình ở An Thành giảm, đàn ông chăm chỉ lao động, phụ giúp vợ con việc nhà.

Một vấn đề khác là trước đây ở An Thành, nam giới thường tụ tập uống rượu say, không kiểm soát được hành vi dẫn đến xảy ra bạo lực gia đình. Hoạt động của tổ truyền thông cộng đồng từ khi thành lập đã hướng sự quan tâm đến những gia đình hay xảy ra mâu thuẫn để hòa giải, đồng thời lồng ghép tuyên truyền, vận động họ tham gia các tổ chức hội hoặc hoạt động của thôn, từ đó tạo sợi dây kết nối, sẻ chia giữa những cặp vợ chồng này, góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tổ truyền thông cộng đồng thôn An Thành còn tập trung tuyên truyền những nội dung phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Mỗi tháng một lần, tổ triển khai tuyên truyền theo từng chủ đề phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhờ đó ngăn chặn nhiều vụ việc có nguy cơ tảo hôn. Gần đây nhất là năm 2021, qua nắm tình hình, tổ truyền thông cộng đồng phát hiện trường hợp một nữ học sinh của thôn có mối quan hệ yêu đương với một bạn học khác thôn, các thành viên trong tổ đã đến nhà tuyên truyền, phân tích những hệ lụy của tảo hôn, nhất là đối với phụ nữ. Kết quả, cặp đôi đã hiểu và gia đình cam kết không để xảy ra tảo hôn.

IMG_20240725_162423.jpg
Những mô hình phụ nữ phát triển kinh tế hiệu quả được chú trọng tuyên truyền, lan tỏa.

Mục tiêu của tổ truyền thông cộng đồng thôn An Thành là giúp phụ nữ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Muốn hiện thực hóa điều này, phụ nữ phải làm chủ kinh tế. Bám sát mục tiêu này, tổ đã tích cực tuyên truyền những mô hình phụ nữ phát triển kinh tế hiệu quả, đồng thời tổ chức hoạt động thăm, học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế giữa các phụ nữ trong thôn và tổ chức học tập kinh nghiệm ở các thôn lân cận.

Nhờ đó, An Thành xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình cho thu nhập ổn định do phụ nữ làm chủ, như: mô hình trồng quế của bà Vũ Thị Hè với diện tích 1 ha; mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình chị Ma Thị Hân; mô hình nuôi gà thả vườn, trồng hoa... Đến nay, diện tích trồng quế của An Thành đạt 40 ha, trong đó phần nhiều diện tích do phụ nữ làm chủ.

IMG_20240725_162337.jpg
Phụ nữ dân tộc thiểu số ở An Thành vươn lên làm chủ kinh tế, vị thế trong gia đình và ngoài cộng đồng ngày càng được nâng cao.

Ông Nguyễn Tiến Lợi, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ truyền thông cộng đồng thôn An Thành cho biết: Để công tác truyền thông cộng đồng đạt hiệu quả cao, các thành viên trong tổ phải là những người đi đầu gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương, gương mẫu trong phát triển kinh tế.

Cùng với đó, Tổ truyền thông cộng đồng thôn An Thành xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với lối sống, suy nghĩ của người dân, tuyên truyền bằng tiếng dân tộc để người dân dễ nghe, dễ hiểu. Nhờ đó, công tác truyền thông cộng đồng của thôn đã đạt được nhiều kết quả; tỷ lệ tảo hôn giảm, không có hôn nhân cận huyết thống; trẻ em được quan tâm, chăm sóc, đến trường đầy đủ; vị thế của phụ nữ trong gia đình và ở cộng đồng ngày càng được nâng cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn có 7 mô hình “Địa chỉ tin cậy”

Huyện Văn Bàn có 7 mô hình “Địa chỉ tin cậy”

Mô hình "Địa chỉ tin cậy" được xây dựng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và thực hiện hiệu quả các nội dung thuộc Dự án 8 trong cộng đồng.

Giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân

Giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân

Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động (tháng 11/2022), Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi của Trường THCS và THPT Bắc Hà (tiền thân là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lùng Phình) đã góp phần nâng cao nhận thức cho nhiều học sinh về những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em người dân tộc thiểu số. Đây cũng là 1 trong 2 mô hình điểm của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về thành lập và hoạt động Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi trên toàn quốc.

Nhiều hoạt động thi đua nổi bật

Dự án 8 tại thị trấn Nông trường Phong Hải: Nhiều hoạt động thi đua nổi bật

Là địa phương đứng đầu huyện Bảo Thắng về số thôn, tổ dân phố triển khai Dự án 8  (5 thôn: Vi Mã, Ải Nam, Ải Dõng, Tòng Già, Quy Ke), thời gian qua, Hội Phụ nữ thị trấn Nông trường Phong Hải đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và đạt hiệu quả bước đầu, qua đó tác động tích cực đến các phong trào thi đua do hội phụ nữ các cấp phát động.

Phụ nữ Làng Chưng tự tin vượt qua định kiến

Phụ nữ Làng Chưng tự tin vượt qua định kiến

Làng Chưng là thôn duy nhất trên địa bàn xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng được hưởng lợi từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Thôn có 52 hộ dân với trên 99% là đồng bào dân tộc Dao. Từng bước vượt qua định kiến về giới, phụ nữ thôn Làng Chưng đang nỗ lực xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Bắc Hà đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại chợ phiên

Bắc Hà đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại chợ phiên

“Đề nghị bà con hãy quan tâm, chăm lo hơn nữa đến con cháu trong gia đình; luôn đề cao cảnh giác trước những thủ đoạn của những kẻ buôn người. Nếu bà con muốn tìm kiếm cơ hội việc làm có thu nhập tốt thì cần tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống như từ chính quyền và các hội đoàn thể tại địa phương, tránh rơi vào bẫy "việc nhẹ lương cao".

“Thay đổi cách nghĩ của phụ nữ Trịnh Tường”

“Thay đổi cách nghĩ của phụ nữ Trịnh Tường”

Đó là lời khẳng định của chị Vùi Thị Xuyến, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát khi được hỏi về hoạt động và hiệu quả của các tổ truyền thông cộng đồng trên địa bàn xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) sau hơn 2 năm thành lập.

Tọa đàm: Gặp gỡ chủ mô hình sản xuất bánh chưng đen người Tày ở Văn Bàn

Tọa đàm: Gặp gỡ chủ mô hình sản xuất bánh chưng đen người Tày ở Văn Bàn

Chào đón quý vị đến với chuyên mục Vượt qua định kiến – nội dung nằm trong chương trình truyền thông về Dự án 8 của Báo Lào Cai. Khách mời trong chương trình hôm nay là chị Hoàng Thị Huế, một phụ nữ dân tộc Tày ở bản Mạ, thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn. Câu chuyện của chị Huế có gì thú vị, mời quý vị cùng theo dõi qua cuộc trò chuyện của phóng viên Báo Lào Cai với chị.

Sa Pa đẩy mạnh truyền thông, tập huấn Dự án 8

Sa Pa đẩy mạnh truyền thông, tập huấn Dự án 8

Từ đầu năm đến nay, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thị xã Sa Pa đã tổ chức hơn 20 chiến dịch truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức về các nội dung thành phần thuộc Dự án 8 cho gần 2.000 người tại các địa bàn được thụ hưởng dự án.

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả lớn nhất mà Dự án 8 mang lại chính là đã giúp phụ nữ và trẻ em nữ trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động của xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của mình.

[Infographic] Một số kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI về công tác cán bộ nữ

[Infographic] Một số kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI về công tác cán bộ nữ

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều chương trình, đề án và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ. Dưới đây là một số kết quả từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay về công tác cán bộ nữ của tỉnh.

fbytzltw