Sáng ngời phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” giữa đời thường

Họ là những người từng “vào sinh ra tử”, anh dũng chiến đấu trên các chiến trường vệ quốc, từng công tác trong các đơn vị lực lượng vũ trang hoặc có những năm tháng trong quân ngũ, nay trở về đời thường song vẫn luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”, cống hiến cho đời thêm những việc tốt. Đó là những cựu chiến binh hăng hái thi đua, vượt lên chính mình, “lập chiến công” trong thời bình.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
img-1754-6737-4705.jpg
Hội viên cựu chiến binh xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai (bên phải bức ảnh) trao đổi kinh nghiệm trồng cây ăn quả.

Ở tuổi 59, ông Nguyễn Thế Yên, Giám đốc Công ty TNHH MTV xây dựng Phúc Yên (Công ty Phúc Yên) vẫn vạm vỡ, hoạt bát, nhanh nhẹn lắm. “Bí quyết của anh là gì?”, tôi hỏi. “Là vận động, lao động thường xuyên, không cho phép mình nghỉ ngơi khi thấy còn khỏe. Tôi còn có nhiều “cái không”, đó là không uống rượu, không hút thuốc lá, không uống nước chè, không thức khuya...”, ông Yên cất tràng cười vô tư, sảng khoái.

1-3270-5857.jpg
Cựu chiến binh Nguyễn Thế Yên bên đồi quế 7 năm tuổi.

Đã có nhiều bài báo, nhiều phóng sự nói đến cựu chiến binh Nguyễn Thế Yên trong vai “ông vua chuối tiêu hồng”. Chuối tiêu hồng của Công ty Phúc Yên là một trong những mặt hàng nông sản đầu tiên của tỉnh được công nhận sản phẩm OCOP năm 2019. Nhưng sản phẩm giúp ông Yên trở nên nổi danh giờ không còn là thế mạnh của doanh nghiệp nữa, thị trường chuối tiêu hồng gắn tên Phúc Yên cũng thu hẹp khá nhiều.

6-7043-8227.jpg
Cựu chiến binh Nguyễn Thế Yên và sản phẩm chuối OCOP.

Tôi gặp ông Nguyễn Thế Yên cách đây tròn 10 năm, thời điểm ông làm một việc rất táo bạo, lạ lùng là bỏ phố vào rừng. Công ty Phúc Yên hồi đó là một ngôi sao của “làng” doanh nghiệp xây dựng cơ bản Lào Cai, nhờ đó mà ông Yên có một cơ ngơi là khách sạn lớn giữa trung tâm phường Phố Mới (nay là phường Lào Cai). Sự nghiệp của doanh nghiệp xây dựng cơ bản đang rất hanh thông thì ông Yên quyết định dừng hoạt động lĩnh vực này; khách sạn đang rất đông khách cũng được rao bán để chuyển sang đầu tư, kiến thiết hơn 250 ha đất tại một khe núi thuộc xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai), sau Khu Công nghiệp Đông Phố Mới.

img-1764-7089-9263.jpg
Các hội viên cựu chiến binh thành phố Lào Cai và Hội Cựu chiến binh tỉnh trao đổi phương pháp tổ chức các phong trào thi đua.

Chàng thanh niên quê Nam Định sẵn làn da ngăm đen, lại được tôi luyện hơn 4 năm quân ngũ ở đảo Phan Vinh, đảo Trường Sa Lớn đã làm nên nét dạn dày sương gió của cựu chiến binh Nguyễn Thế Yên hôm nay. Quyết đoán, táo bạo dường như là phẩm chất của người lính, cho đến nay, dù chạm ngưỡng tuổi nghỉ ngơi nhưng ông Yên vẫn duy trì điều đó.

Khi sản phẩm chuối tiêu hồng đang nổi thì ông lại chuyển hướng trọng tâm sang chăn nuôi lợn lai rừng, vịt bầu Nghĩa Đô và sản phẩm mới nhất là trang trại nuôi giun quế và trâu sinh sản. Trung tuần tháng 12/2023, Công ty Phúc Yên xuất 2 tấn giun quế đầu tiên cho một dự án nông nghiệp của tỉnh, hiện mô hình nuôi giun quế của ông đang là điểm đến cho nhiều cơ sở hội nông dân của tỉnh đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm. Một lần tham quan cơ sở sản xuất các dược liệu từ atiso của một doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Đông Phố Mới, khi thấy bã hữu cơ atiso là thứ bỏ đi, ông Yên nảy ra ý tưởng nhập về để nuôi giun quế, sau đó giun quế trộn với bã cây atiso làm thức ăn cho hàng trăm con lợn rừng lai, tạo thế sản xuất tuần hoàn khép kín. Việc nuôi đàn trâu sinh sản hiện nay cũng tạo nguồn chất thải để nuôi giun quế của Công ty Phúc Yên.

4-248-3106.jpg
Mô hình nuôi giun quế của ông Yên.

Ông Yên “bật mí”, mọi hướng đi trong thời gian qua chỉ là lấy ngắn nuôi dài, quế mới là “kho của” bền vững và lớn nhất của Công ty Phúc Yên hiện nay.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn quế xanh mỡ màng mới 6 đến 7 năm tuổi nhưng đã có những thân cây đường kính tới 20, 30 cm, tương đương với cây quế 15 năm tuổi ở nhiều vùng của tỉnh Lào Cai. Phát hiện ra vùng đất hợp với quế nên ông Yên đã chuyển hướng mũi nhọn từ chuối sang quế, chính những thân, củ chuối hoai mục cũng là nguồn dinh dưỡng cho quế trưởng thành nhanh hơn ở nhiều vùng chuyên canh quế khác. “Vận động liên tục, có khỏe đến mấy cũng đến lúc phải nghỉ ngơi, hơn 50 ha quế là nguồn động viên lớn nhất của tôi, cuộc sống dù có xoay vần ra sao thì lá quế vẫn xanh”, ông Yên nói.

img-1707-3590-8971.jpg
Nữ cựu chiến binh Chu Thị Thanh Ngà tham quan mô hình cây ăn quả tại xã Thống Nhất.

Nữ cựu chiến binh Chu Thị Thanh Ngà, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai cũng là một ví dụ điển hình về nghị lực trong cuộc sống. Chị Ngà từng công tác nhiều năm tại một đơn vị bộ đội phòng không bảo vệ bầu trời thủ đô Hà Nội, vì lý do gia đình phải nghỉ công tác để cùng chồng về quê hương Nam Định lập nghiệp. Chồng mất sớm, một mình chị Ngà đã mang theo 2 con nhỏ lên thành phố Lào Cai lập nghiệp với nguồn vốn là con số 0, tần tảo lao động, với những nỗ lực của người lính “Bộ đội Cụ Hồ” đến nay chị đã thành lập được Bệnh viện thú y đầu tiên trên địa bàn tỉnh và 2 cơ sở chăm sóc thú cưng tại thành phố Lào Cai. Các cơ sở của chị Ngà đang tạo việc làm ổn định cho khoảng 10 lao động với thu nhập ở mức khá.

mau-cam-va-trang-gia-dinh-anh-ghep-5712-698.jpg
Mô hình Bệnh viện thú y của nữ cựu chiến binh Chu Thị Thanh Ngà tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động.

Hơn 30 năm trong quân ngũ, cách đây 10 năm, trước khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Đình Nhẫn là Phó Chánh Văn phòng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Giàu uy tín, năng lực, vừa rời nhiệm sở, ông được vận động tham gia ứng cử Bí thư Chi bộ tổ dân phố, nay là khu dân cư Trần Đăng Ninh III (gồm tổ dân phố 33 và 34), phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai). Chi bộ do ông Nhẫn làm bí thư hiện có 40 đảng viên, ngoài ra còn quản lý 81 đảng viên diện 213 tham gia sinh hoạt 2 kỳ mỗi năm. Ông Nguyễn Đình Nhẫn còn được bầu là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Cốc Lếu và giữ cương vị này suốt 7 năm qua. Gánh trên vai 2 trọng trách, việc bận bịu hằng ngày nhưng ông chưa bao giờ phàn nàn. Nguồn động viên, cổ vũ luôn đến từ người vợ vốn đã đồng hành, làm tròn bổn phận vợ người lính suốt mấy chục năm.

img-4289-8330-463.jpg
Cựu chiến binh phường Pom Hán, thành phố Lào Cai kể chuyện truyền thống cho học sinh Trường THPT số II thành phố Lào Cai.

Tính riêng năm 2023, ông Nhẫn và Ban Chấp hành Hội đã có nhiều thành tích trong vận động hội viên, người dân thực hiện tốt các phong trào thi đua. Tiêu biểu như trong phong trào phát triển kinh tế, duy trì các mô hình chăn nuôi tổng hợp của các hội viên Cao Anh Tuấn, Vũ Đình Văn; dịch vụ may mặc của hội viên Trần Hồng Cương; kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn của hội viên Nguyễn Văn Sáu; vận tải hàng hóa của hội viên Hà Minh Giám... Hội viên cựu chiến binh phường Cốc Lếu còn tích cực tham gia các cuộc vận động xây dựng đô thị văn minh thông qua duy trì, nhân rộng các mô hình tuyến phố do hội cựu chiến binh tự quản, khu dân cư đảm bảo an toàn phòng cháy do hội viên cựu chiến binh triển khai.

Thi đua trên các chủ đề, lĩnh vực, nội dung, hơn 24 nghìn hội viên cựu chiến binh tỉnh Lào Cai vẫn hăng hái, miệt mài đóng góp bằng nhiều việc làm tốt, mô hình hay, cách làm mới. Tiêu biểu là các phong trào thi đua như chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho hội viên; thi đua xây dựng các cấp hội trong sạch, vững mạnh, hội viên gương mẫu, gia đình văn hóa; thi đua tham gia giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, thực hiện chính sách đối ngoại nhân dân; thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” và nhân rộng gương điển hình tiên tiến...

z4984962609997-33f8cfb51530916fba52d83ff7f12e40-9448-7537.jpg
Các cựu chiến binh tỉnh Lào Cai tích cực tham gia phong trào vận động xã hội.

Cho dù khó khăn, đối diện với thử thách, cam go nhưng tinh thần xung phong, kiên trì, lập chiến công, giành chiến thắng là hành trang trân quý của Bộ đội Cụ Hồ trên các mặt trận của cuộc sống đời thường.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày này 70 năm trước, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ là tiễu phỉ, bảo vệ hậu phương vững mạnh cho cuộc trường kỳ kháng chiến, giữ vững cầu nối tiếp viện trên tuyến biên giới Việt - Trung và tham gia vận chuyển vũ khí, quân lương cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Cứ điểm Điện Biên Phủ lọt thỏm trong cánh đồng Mường Thanh với bốn bề là núi non vây quanh như tường thành, chỉ nhìn vào đó thôi đã thấy bộ máy chiến tranh của thực dân của Pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ chuyên nghiệp, khôn ngoan đến mức nào. Nhưng sự chủ quan về một pháo đài “bất khả xâm phạm” trong Kế hoạch Nava đã nhận lấy thất bại thảm hại trước tinh thần quật cường, ý chí mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trước sự thôi thúc về nhu cầu giải phóng giành độc lập, tự do.

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của các hậu phương, như Liên khu 4, Liên khu 5 và đặc biệt là Liên khu Việt Bắc.

Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Ngoài tuyến từ huyện Văn Bàn, vượt qua đèo Khau Co sang đất Than Uyên và tuyến vận tải đường sông, đường sắt về Yên Bái rồi tới Sơn La - Điện Biên, quân và dân Lào Cai hành quân đi theo hướng thị xã Sa Pa tới huyện Tam Đường - Phong Thổ (Lai Châu) – thị xã Mường Lay và tới Điện Biên.

Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Qua câu chuyện của những nhân chứng là dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong từng tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược cho Chiến dịch Điện Biên Phủ theo hướng Sa Pa - Phong Thổ - Lai Châu và những tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng lần tìm lại tuyến đường huyền thoại cách đây 70 năm để hiểu hơn sự nỗ lực phi thường của các thế hệ trước.

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

fb yt zl tw