Ra mắt mũ bảo hiểm "để chỏm" dành cho phụ nữ Tây Bắc

Trong “Ngày hội an toàn giao thông đồng bào các dân tộc khu vực Tây Bắc năm 2015” tổ chức tại TP Sơn La, tỉnh Sơn La ngày 31/10, chiếc mũ bảo hiểm được thiết kế riêng cho phụ nữ dân tộc Thái đã được giới thiệu. >> Mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái: Ý kiến người sử dụng


Thay vì bo tròn phần đỉnh đầu như những mũ bảo hiểm thông thường, mũ bảo hiểm được thiết kế riêng cho phụ nữ dân tộc Thái có một phần nhô lên giữa đỉnh đầu. Mục đích của thiết kế này nhằm ôm phần tóc búi trên đỉnh đầu (thường được gọi là tằng cẩu) theo phong tục của phụ nữ dân tộc Thái đen.  

Trước đó, ngày 26/8, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức hội thảo về mũ bảo hiểm (MBH) đi xe máy cho phụ nữ dân tộc thiểu số phía Bắc. Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia thống nhất với đề xuất của các nhà sản xuất mũ bảo hiểm: thiết kế mũ bảo hiểm có lỗ hổng trên đỉnh đầu hoặc bao trùm luôn phần tằng cẩu để đảm bảo an toàn giao thông.

Ra mắt mũ bảo hiểm 'để chỏm' dành cho phụ nữ Tây Bắc - ảnh 1

Chị Lò Thị Hiến, một phụ nữ ở Sơn La có chồng mất vì tai nạn giao thông thử nghiệm mũ bảo hiểm mới tại ngày hội.

Tại hội thảo về các giải pháp tăng cường ATGT cho các tỉnh Tây Bắc tổ chức ngày 31/10, nhiều đại biểu đề nghị sớm nhân rộng sản xuất loại mũ này. Đại diện Ban ATGT Điện Biên cho hay, tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc Thái chiếm 38,1% dân số trong đó do đặc thù về phong tục tập quán đối với phụ nữ dân tộc Thái phải búi tóc trên đỉnh đầu nên cần có loại mũ riêng để đảm bảo an toàn giao thông.

Về tình hình tai nạn giao thông tại Khu vực Tây bắc, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc Gia, ông Khuất Việt Hùng cho biết: Trong giai đoạn 2010 đến nay, khu vực Tây Bắc đã xảy ra 10.122 vụ tai nạn, làm chết 4.968 người, bị thương 10.906 người. So với cả nước, khu vực Tây Bắc chiếm 5,11% về số vụ; 8,6% về số người chết; 5,3% số người bị thương. So sánh với 15 tỉnh khu vực Miền núi phía Bắc khu vực Tây Bắc chiếm 38,5% về số vụ; 34,6% số người chết và 41,8% số người bị thương. Có 2/6 tỉnh giảm số người chết vì TNGT liên tục trong giai đoạn là Hòa Bình và Yên Bái.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu là do hiểu biết pháp luật về TTATGT của người dân, đồng bào dân tộc khu vực nông thôn miền núi còn hạn chế. Các lỗi vi phạm phổ biến như: Lái xe sau khi đã uống rượu bia, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe máy, chở quá số người quy định.

(Theo TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tỉnh Lào Cai có mạng lưới sông, suối dày đặc, hoạt động tàu, thuyền phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại đang là nhận thức của một số người dân về trật tự, an toàn giao thông đường thủy còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, nhất là khi mùa mưa lũ đang đến gần.

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Do ảnh hưởng của rìa bắc rãnh áp thấp, kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao, trên địa bàn tỉnh Lào Cai sáng sớm 27/6 có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 120 mm. Các địa phương có mưa rất to như thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và Mường Khương gây ngập úng, sạt lở nhiều tuyến giao thông.

Cán bộ Đội CSGT số 3, phòng CSGT, Công an tỉnh tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến địa bàn phụ trách.

Không gián đoạn, không bỏ trống địa bàn

Từ ngày 1/3/2025, cơ cấu tổ chức bộ máy của lực lượng công an toàn quốc đã không còn tổ chức công an cấp huyện. Để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), không làm gián đoạn hoạt động, không bỏ trống địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Yên Bái đã tăng cường bố trí lực lượng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn địa bàn.
fb yt zl tw