Quỹ nhà ở quốc gia: Mở cánh cửa an cư cho người lao động

Mới đây, tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu nghiên cứu thành lập "Quỹ nhà ở quốc gia" để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn.

Chung cư cho người có thu nhập thấp bên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, quận 4, TP Hồ Chí Minh.
Chung cư cho người có thu nhập thấp bên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, quận 4, TP Hồ Chí Minh.

Đây được xem là thông tin tích cực, mang đến kỳ vọng lớn về việc giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà giá rẻ tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Trong bối cảnh thị trường ngày càng khan hiếm quỹ đất và giá bất động sản không ngừng leo thang, việc sở hữu một căn nhà trở thành thách thức lớn đối với nhiều người lao động có thu nhập thấp. Dù chương trình phát triển nhà ở xã hội đã được triển khai trong nhiều năm, nhưng kết quả vẫn chưa đạt kỳ vọng.

Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030. Tuy nhiên, đến nay, con số này mới chỉ đạt hơn 66.755 căn, tức chưa đến 7% kế hoạch. Sự chậm trễ này khiến hàng triệu người lao động vẫn phải loay hoay với cảnh thuê trọ chật chội, thiếu tiện nghi.

Tại các đô thị lớn tập trung đông công nhân và lao động nhập cư như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, tình trạng khan hiếm nhà ở giá rẻ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Những dự án nhà ở xã hội vẫn ì ạch trên giấy tờ hoặc bị đình trệ do thiếu vốn, vướng mắc pháp lý, chưa đủ sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, thực tế cho thấy, thị trường bất động sản phát triển lệch pha, thiếu hụt nghiêm trọng nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Trong bối cảnh đó, việc thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia được xem là một giải pháp đột phá giúp giải quyết nhu cầu nhà ở cho các đối tượng chính sách, người lao động thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện để người dân "an cư lạc nghiệp".

Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, đô thị lớn và khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu, đảm bảo tính bền vững của thị trường bất động sản.

Mô hình Quỹ Nhà ở quốc gia được đánh giá là khả thi đối với Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả lâu dài, cần có thiết kế phù hợp với đặc thù thị trường và nguồn lực tài chính trong nước. Trước hết, theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Đính, Nhà nước cần có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng để phát triển quỹ nhà ở này. Việc sử dụng hiệu quả quỹ đất công, kết hợp với các chính sách ưu đãi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các dự án nhà ở phù hợp với nhu cầu của người dân.

Không chỉ cần nguồn lực từ Nhà nước, quỹ này cũng cần có sự chung tay của người lao động thông qua việc đóng góp một phần nhỏ từ tiền lương vào quỹ nhà ở quốc gia. Đây là một giải pháp mang tính xã hội hóa cao, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bất động sản cũng cần có trách nhiệm trong việc phát triển nhà ở xã hội. Việc trích một phần lợi nhuận từ các dự án nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội hoặc nhà ở cho thuê sẽ góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp.

"Các khu công nghiệp cần phải gắn trách nhiệm của mình với việc xây dựng nhà ở cho công nhân. Việc phó mặc vấn đề này cho chính quyền địa phương đã gây ra nhiều hệ lụy về an sinh xã hội, môi trường và an ninh trật tự. Các doanh nghiệp cần tham gia vào việc phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng nhà ở và dịch vụ thương mại hoặc đóng góp tài chính để Nhà nước thực hiện các dự án này", ông Đính nhận định.

Đồng quan điểm, ông Tô Anh Hùng - chuyên gia bất động sản, Giám đốc điều hành A-City bổ sung, quỹ còn cần huy động nguồn vốn từ ngân hàng và tổ chức tài chính. Ngoài ra, có thể hợp tác với các ngân hàng thương mại để tạo ra các gói tín dụng dài hạn hỗ trợ phát triển dành cho cả doanh nghiệp và cá nhân mua nhà. Ngân hàng Nhà nước sẽ không tính room tín dụng, tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay dài hạn… cho các gói tín dụng này.

Đồng thời, nguồn vốn của quỹ cũng có thể đến từ đầu tư từ khu vực tư nhân và quốc tế; khuyến khích quỹ đầu tư trong và ngoài nước rót vốn vào quỹ bằng cách cam kết lợi suất ổn định khi đầu tư vào quỹ hoặc và nghiên cứu các hình thức hợp tác công - tư (PPP) để doanh nghiệp cùng tham gia phát triển nhà ở.

Về hoạt động, ông Tô Anh Hùng khẳng định, Quỹ nhà ở quốc gia nên tập trung vào phát triển nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ, khoảng 35 triệu đồng/m2 theo cả hai hướng, hỗ trợ tài chính cho người mua nhà và hỗ trợ vốn, ưu đãi tiếp cận quỹ đất, miễn giảm thuế… cho các chủ đầu tư hai phân khúc này. Việc hỗ trợ này phải đi kèm với các điều kiện như đã đề cập, để việc tiếp cận nguồn lực của quỹ đúng đối tượng, hạn chế trục lợi chính sách và tình trạng đầu cơ.

“Đặc biệt, để quỹ có thể tự duy trì và phát triển, cần có phương án tái đầu tư vào các dự án bất động sản và tài chính. Chúng ta nên nghiên cứu mô hình của Quỹ Dự phòng trung ương (CPF) của Singapore, tái đầu tư vào hạ tầng đô thị và các khu đô thị mới để tăng giá trị bất động sản trong dài hạn”, ông Tô Anh Hùng cho biết.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Tiến sỹ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, Nhà nước cần đóng vai trò trung tâm trong việc thiết lập, điều phối và vận hành Quỹ nhà ở quốc gia, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhằm tối ưu hóa nguồn lực.

Cơ chế xét duyệt và giám sát chặt chẽ là yếu tố then chốt để đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và tránh thất thoát, đồng thời đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng thực sự có nhu cầu. Nếu được triển khai một cách bài bản, mô hình Quỹ Nhà ở quốc gia có thể trở thành một giải pháp quan trọng, giúp hàng triệu người dân tiếp cận nhà ở giá hợp lý, đồng thời góp phần ổn định và phát triển thị trường bất động sản một cách bền vững.

Ngoài ra, để thực hiện hoá Quỹ phát Nhà ở quốc gia, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh đề xuất Bộ Xây dựng cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án hoàn chỉnh phát triển nhà ở thương mại giá vừa túi tiền và cơ chế hỗ trợ người mua nhà đầu tiên tiếp cận được mức lãi suất thương mại hợp lý.

Tuy nhiên, đây là vấn đề mới và lớn, cần sự đồng hành của các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng thương mại tùy theo nguồn lực của mình có thể tham gia quỹ phát triển nhà ở quốc gia để hỗ trợ các chủ đầu tư phát triển loại nhà ở thương mại giá vừa túi tiền cũng như nhà ở xã hội, giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Với vụ án dầu ăn OFOOD, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đây là vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả với quy mô lớn: "Đây là việc biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người. Rất nguy hiểm và chưa đánh giá hết được hệ lụy của nó với sức khỏe người tiêu dùng".

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Lào Cai, Dự báo trong 6 giờ tới một số khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Lượng mưa tích lũy tại tỉnh Lào Cai phổ biến 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm. Cảnh báo nguy cơ sạt lở, mưa đá, giông lốc trong chiều và tối nay.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, bên cạnh những con số ấn tượng về chất lượng thí sinh, nhà trường còn vinh danh 10 em học sinh xuất sắc giành vị trí thủ khoa ở 10 môn thi chuyên khác nhau. Trong những gương mặt xuất sắc ấy có em Nguyễn Bảo Ngọc - học sinh lớp 9A của chính ngôi trường này đã giành vị trí thủ khoa ở môn chuyên Văn. Đây là một trong những môn thi có tỷ lệ chọi cao nhất và đòi hỏi nhiều năng lực ở kỳ thi năm nay.

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Bố trí và xếp ngạch công chức theo vị trí việc làm; ưu tiên đào tạo các lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, công nghệ số; thắt chặt các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật;… là một số nội dung đáng chú ý tại các Nghị định mới ban hành của Chính phủ liên quan đến cán bộ, công chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

fb yt zl tw