Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 22/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Quy hoạch hướng tới mục tiêu từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của các cảng biển; tổ chức vận tải container một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu hàng tại cảng biển, đảm bảo an toàn hàng hóa; góp phần giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường, đặc biệt ở các đô thị lớn và khu vực có cảng biển lớn. Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.

cang-can.jpg

Đến năm 2030 phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng từ 25% đến 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải. Hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với tổng công suất khoảng từ 11,9 triệu TEU/năm đến 17,1 triệu TEU/năm. Trong đó, khu vực phía Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 4,29 triệu TEU/năm đến 6,2 triệu Teu/năm; khu vực miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 0,9 triệu TEU/năm đến 1,4 triệu TEU/năm; khu vực phía Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 6,8 triệu TEU/năm đến 9,5 triệu Teu/năm.

Định hướng đến năm 2050 phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, có khả năng thông qua khoảng 30% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa phương.

Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch xác định 05 giải pháp thực hiện gồm: Giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về huy động vốn đầu tư; giải pháp về hợp tác quốc tế, khoa học - công nghệ và môi trường; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch.

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn tại 03 khu vực phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và phía Nam.

Tổng nhu cầu sử dụng đất phát triển cảng cạn theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng từ 1.199 ha đến 1.707 ha, trong đó diện tích đất cần bổ sung thêm khoảng từ 784 đến 1.211 ha. Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng cạn đến năm 2030 khoảng từ 27,4 đến 42,38 nghìn tỷ đồng. Trong đó ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng cạn trên các hành lang vận tải kết nối với các cửa khẩu cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng biển Hải Phòng) và khu vực phía Nam (cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Theo Quyết định được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; công bố quy hoạch theo Luật Quy hoạch. Định kỳ hàng năm, 05 năm hoặc đột xuất tổ chức đánh giá, rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch để đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng. Phối hợp với các địa phương quản lý chặt chẽ các cảng cạn tiềm năng trên các hành lang vận tải đã quy hoạch và các cảng cạn định hướng quy hoạch sau năm 2030; quản lý, điều tiết tiến trình, quy mô đầu tư các cảng cạn trong cụm cảng cạn, đảm bảo tổng công suất cụm cảng cạn theo quy hoạch…

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch, kế hoạch phát triển từng ngành và địa phương.

UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng cạn theo quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương; đảm bảo quỹ đất phục vụ quy hoạch và quản lý chặt chẽ quỹ đất thực hiện quy hoạch. Rà soát, xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch này. Cập nhật nội dung quy hoạch tỉnh bảo đảm tuân thủ các định hướng phát triển giao thông địa phương theo quy hoạch này, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Chịu trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông kết nối từ cảng cạn đến tuyến giao thông trục chính (quốc lộ, cao tốc, đường thủy nội địa, đường sắt).

Theo Quy hoạch, khu vực phía Bắc có 06 hành lang vận tải. Trong đó hành lang vận tải Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng:

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang đến năm 2030 khoảng từ 585 nghìn TEU/năm đến 900 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn đến 2030 khoảng từ 60 ha đến 95 ha.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

Khắc phục lan can đá hỏng tại đường An Dương Vương, nhà thầu thi công phải chịu 100% kinh phí

Khắc phục lan can đá hỏng tại đường An Dương Vương, nhà thầu thi công phải chịu 100% kinh phí

Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Lào Cai vừa có báo cáo về việc thực hiện thi công sửa chữa, khắc phục hệ thống lan can đá tại đường An Dương Vương thuộc bờ hữu sông Hồng, thành phố Lào Cai do bị đổ và hư hỏng sau ảnh hưởng của bão số 3. Báo cáo nêu rõ, toàn bộ phần kinh phí sửa chữa, khắc phục làm lại hệ thống lan can đá, các nhà thầu chi trả 100%.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, phấn đấu hoàn thành trước tháng 6/2026 để kịp thời triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, đoạn qua địa bàn thành phố.

Tập trung thực hiện giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Tập trung thực hiện giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, Công an tỉnh Lào Cai đã có văn bản đề nghị thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chỉ đạo triển khai, thực hiện.

'Kế hoạch đặc biệt' kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

'Kế hoạch đặc biệt' kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

Trung Quốc vừa công bố kế hoạch triển khai các sáng kiến đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tập trung khai thác nhu cầu nội địa để làm động lực chính cho tăng trưởng và đối phó với những tác động kinh tế từ chính sách thuế quan mạnh tay của Tổng thống Mỹ Donald Trump.  

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Thành phố Lào Cai phát huy lợi thế tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Thành phố Lào Cai phát huy lợi thế tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Cùng với sự phát triển, hội nhập của cả nước, thành phố Lào Cai đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội những năm qua. Với những thành tựu đạt được, thành phố Lào Cai tiếp tục chủ động trong phát triển kinh tế, tận dụng và phát huy tối đa những lợi thế của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tiềm năng của các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn.

fb yt zl tw