Quốc hội xem xét cho 6 tỉnh, thành tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù sau sáp nhập

Chính phủ kiến nghị Quốc hội có quy định chuyển tiếp về việc tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đang được thực hiện tại một số địa phương thuộc diện sắp xếp nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định.

Nội dung này vừa được Chính phủ trình Quốc hội trong phiên làm việc sáng 19/5.

Chính phủ cho biết, tính đến nay, cả nước có 10 địa phương (bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk, TP.HCM và Cần Thơ) đang được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù theo các Luật, Nghị quyết riêng của Quốc hội

Thực hiện Nghị quyết số 60-NQ/TW sẽ có 6/10 địa phương nêu trên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bao gồm các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk (liên quan đến thành phố Buôn Ma Thuột), TP.HCM và thành phố Cần Thơ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội

Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện dẫn đến thay đổi về ranh giới địa lý, phạm vi quản lý, địa vị pháp lý, quy mô dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội,... của các địa phương.

Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có quy định chuyển tiếp về việc tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đang được thực hiện tại các địa phương thuộc diện sắp xếp nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định của quy định pháp luật, trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương này.

Vấn đề trên cũng đã được cấp thẩm quyền cho ý kiến đồng ý chủ trương và yêu cầu thể chế hóa bằng hình thức phù hợp tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Từ cơ sở trên, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét đưa các nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, cho phép các địa phương sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ) được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện tương ứng tại các địa phương trước khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Cùng với đó cho phép các xã, phường mới tương ứng tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện.

Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc tổng kết, đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương (sau khi hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới hoặc luật hoá những vấn đề đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm để áp dụng trong toàn quốc.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày báo cáo thẩm tra

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày báo cáo thẩm tra

Tán thành chủ trương trên, song cơ quan thẩm tra là Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội cho rằng, việc cho phép tiếp tục áp dụng không đơn thuần là mở rộng phạm vi áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương, mà theo đó sẽ liên quan đến nhiều mặt về kinh tế, ngân sách (nguồn lực thực hiện, chính sách thu chi ngân sách Nhà nước).

Chính vì vậy, cơ quan này đề nghị Chính phủ chú trọng đánh giá tác động, bảo đảm giữ vững nguyên tắc cân đối thu chi theo luật định. Có ý kiến đề nghị Chính phủ cần đánh giá, tổng kết để luật hóa, áp dụng cho tất cả các địa phương.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'

Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân, tối 3/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và chủ trì chương trình giao lưu.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy vai trò 'kiến trúc sư thể chế'

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy vai trò 'kiến trúc sư thể chế'

Chiều 3-7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, dự kiến nhiệm vụ trọng tâm tháng 7 và các tháng cuối năm 2025.

Thực hiện đoàn kết và luôn có tư duy phát triển

Thực hiện đoàn kết và luôn có tư duy phát triển

Đó là phát biểu nhấn mạnh của đồng chí Trịnh Xuân Trường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 khi dự và chủ trì phiên họp thứ Nhất của Tiểu Ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 diễn ra sáng 3/7.

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Chiều 2-7, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai tổ chức công bố quyết định về giải thể, sáp nhập và thành lập các tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Quân sự tỉnh. Đại tá Hoàng Văn Toàn - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì Hội nghị.

fb yt zl tw