Phụ nữ Nậm Lúc làm chủ kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc

Là xã vùng 3 còn gặp nhiều khó khăn nhưng thời gian qua, Hội Phụ nữ xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ hội viên, phụ nữ xây dựng gia đình đạt các tiêu chuẩn “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

baolaocai-br_img-3915.jpg
Chị Trương Thị Chẳm (áo chàm) là hội viên phụ nữ tích cực phát triển kinh tế gia đình.

Chị Trương Thị Chẳm ở thôn Nậm Lầy là một trong những hội viên tiêu biểu của Hội Phụ nữ xã Nậm Lúc. Chị đã cùng các thành viên trong gia đình nỗ lực phát triển kinh tế để trở thành hộ có điều kiện trong thôn. Hiện gia đình chị có 7 ha quế đã đến giai đoạn thu hoạch. Trong nhà luôn có hàng trăm con gà, cao điểm đàn gà được nuôi lên đến hàng nghìn con. Ngoài ra, chị Chẳm còn là thành viên tích cực trong đội văn nghệ của Hội Phụ nữ xã. Các buổi giao lưu văn nghệ dường như không bao giờ thiếu sự có mặt của chị.

Chị Trương Thị Chẳm chia sẻ: Tôi được nghe mẹ kể rằng phụ nữ ngày xưa chỉ biết làm việc, gia đình cấm đi tập huấn, tập văn nghệ. Ngày nay thì khác, các thành viên trong gia đình và chồng luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến của tôi. Sau thời gian làm việc, chồng phụ giúp tôi việc nhà để tôi có thời gian tham gia các hoạt động xã hội. Khi gia đình có việc, các thành viên cùng bàn bạc, thống nhất ý kiến, người phụ nữ đã có tiếng nói và được lắng nghe.

baolaocai-br_img-3927.jpg
Chị Chẳm bên gia đình hạnh phúc.

Cũng như chị Chẳm, chị Đặng Thị Tâm, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Cốc Đầm (xã Nậm Lúc) là người phụ nữ xông xáo, tháo vát. Khi mới lập gia đình, vợ chồng chị Tâm chỉ có bàn tay trắng nên đã thử nuôi dê, nuôi trâu từ số tiền đi vay, mượn. Sau đó, nhận thấy ở địa phương thiếu cây quế giống, chị bàn với chồng ươm cây để bán cho bà con. Dám nghĩ, dám làm, từ năm 2022 đến nay, gia đình chị đã có vườn ươm quế đủ cung cấp cho bà con trong thôn, góp phần bảo tồn giống quế chất lượng và nâng cao thu nhập cho gia đình.

baolaocai-br_img-3967.jpg
Chị Tâm ươm quế giống bán cho bà con trong thôn.

Chị Tâm chia sẻ: Phụ nữ ngày nay có thể làm nhiều việc như nam giới, vừa phát triển kinh tế gia đình vừa tham gia công tác xã hội. Khi mình có tiếng nói trong gia đình, việc tuyên truyền, chia sẻ với các hội viên cũng thuận lợi hơn. Tôi vẫn thường chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế với phụ nữ trong thôn, vận động chị em tích cực chỉnh trang nhà cửa, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, tuyên truyền của Hội để tiếp thu được nhiều thông tin, hiểu vai trò và quyền lợi của phụ nữ, từ đó chung tay xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

baolaocai-br_img-3950.jpg
Phụ nữ Nậm Lúc làm chủ kinh tế.

Không chỉ chị Chẳm và chị Tâm, những năm qua, nhiều hội viên phụ nữ khác đã tích cực tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của bản thân, được gia đình và xã hội ghi nhận.

Nhằm hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, thời gian qua, Hội Phụ nữ xã Nậm Lúc đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt hoạt động ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, vay sản xuất - kinh doanh. Tính đến ngày 18/10/2024, tổng dư nợ 3 tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Phụ nữ xã quản lý là hơn 9 tỷ đồng, trong đó có hơn 20 phụ nữ là chủ hộ đứng ra vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Thời gian qua, Hội cũng hỗ trợ cây giống, con giống để hội viên phát triển kinh tế, chủ yếu là cây quế và lợn đen bản địa, gà.

Bên cạnh hỗ trợ hội viên nâng cao quyền năng kinh tế, Hội Phụ nữ xã đã chỉ đạo các chi hội tuyên truyền, vận động phụ nữ rèn luyện phẩm chất đạo đức “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hội Phụ nữ xã đã tổ chức được 3 buổi tuyên truyền thu hút hơn 110 hội viên, phụ nữ tham gia.

Ngoài ra, các hội viên phụ nữ cũng thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Hội Phụ nữ xã chỉ đạo các chi hội duy trì hoạt động của các đội bóng chuyền hơi nữ trên địa bàn nhằm giúp chị em rèn luyện sức khỏe, phẩm chất đạo đức, kiến thức kỹ năng. Hiện 10/10 chi hội đều có đội bóng chuyền hơi nữ, đội dân vũ với sự tham gia của đông đảo chị em, duy trì biểu diễn tại các ngày lễ lớn của xã và sinh hoạt giao lưu vào các ngày 8/3, 28/6, 20/10...

Chị Hảng Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nậm Lúc (Bắc Hà) cho biết: Nậm Lúc là xã vùng 3, còn nhiều khó khăn do xuất phát điểm về kinh tế thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thiên tai và dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, khi triển khai các phong trào, hoạt động của Hội Phụ nữ luôn nhận được sự hưởng ứng của hội viên. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội đang được nâng lên, phong trào của Hội cũng gặt hái được nhiều thành tích.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Hội Phụ nữ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) và các tổ truyền thông cộng đồng thôn đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, qua đó từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình tại địa phương.

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Sau khoảng 2 năm triển khai, Dự án 8 đã mang lại nhiều sự thay đổi tích cực tại xã Lùng Thẩn (Si Ma Cai). Để rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai có cuộc trao đổi với chị Hoàng Thị Lói, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lùng Thẩn.

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Không chỉ là câu chuyện bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hay là một vấn đề của một cộng đồng, những phần thi của 19 đội thi trên địa bàn huyện Bát Xát cũng chính là sự phản ánh rõ nét nhất những vấn đề cấp thiết về phụ nữ và trẻ em đang tồn tại ở các bản làng, cần cách thức hiệu quả để giải quyết.

Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Văn Bàn: Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

Thôn San Lùng, xã Bản Vược (huyện Bát Xát) nằm trên núi cao, phần lớn là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Đây cũng là thôn duy nhất của xã được hưởng lợi từ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Những hoạt động trong khuôn khổ dự án đã giúp người dân nơi đây nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.

Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Bảo Yên: Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Ngày 16 - 17/11, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên bằng hình thức sân khấu hóa. Đây là hoạt động thuộc Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” triển khai trên địa bàn.

fbytzltw