Phụ nữ Làng Chưng tự tin vượt qua định kiến

Làng Chưng là thôn duy nhất trên địa bàn xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng được hưởng lợi từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Thôn có 52 hộ dân với trên 99% là đồng bào dân tộc Dao. Từng bước vượt qua định kiến về giới, phụ nữ thôn Làng Chưng đang nỗ lực xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Bà Đoàn Thị Hồng ở thôn Làng Chưng năm nay đã 72 tuổi nhưng vẫn rất nỗ lực vượt qua khó khăn, tích cực phát triển kinh tế gia đình. Khu vườn nhỏ trước nhà được bà cải tạo, một phần dành trồng rau phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình, một phần bà rào kín để chăn nuôi gần 200 con gà. Lứa gà này đang sinh trưởng tốt, nếu được chăm sóc tốt có thể kịp xuất bán dịp cuối năm nay. Ngoài ra, bà Hồng còn tích cực cùng con, cháu chăm sóc gần 3 ha quế; chăn nuôi dê, lợn để tạo nguồn thu ổn định cho gia đình.

dsc-0366.jpg
Tuổi cao nhưng bà Đoàn Thị Hồng tích cực cùng con, cháu phát triển kinh tế gia đình.

Gia đình chị Trương Thị Minh là hộ có kinh tế khá của thôn Làng Chưng. Như nhiều gia đình khác trong thôn, trước đây, gia đình chị Minh cũng “thiếu trước, hụt sau”. Mạnh dạn học tập kinh nghiệm trồng quế ở địa phương lân cận, chị Minh đã bàn với chồng vay vốn ngân hàng, đầu tư trồng quế. Ngoài trồng quế, gia đình chị cũng mở thêm dịch vụ xay xát gạo; chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với ý chí, quyết tâm không cam chịu đói nghèo, chăm chỉ lao động, hiện gia đình chị Minh có thu nhập trung bình khoảng 300 triệu đồng/năm. Thành quả sau nhiều năm phấn đấu là vừa qua, gia đình chị Minh đã xây được căn nhà khang trang, có điều kiện để tiếp tục mở rộng chăn nuôi, trồng trọt.

dsc-0341-9942.jpg
Thành viên Tổ truyền thông cộng đồng của thôn trao đổi với người dân địa phương về hoạt động của Dự án 8.

Theo anh Trần Văn Máy, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ truyền thông cộng đồng thôn Làng Chưng, trước đây, xuất phát từ tâm lý tự ti, phụ nữ trong thôn vẫn e dè, phụ thuộc vào quyết định của nam giới trong gia đình. Dù rất chăm chỉ nhưng nhiều chị em chưa mạnh dạn bàn bạc, nêu ý kiến để cùng chồng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả. Qua công tác tuyên truyền, phụ nữ trong thôn đã dần thay đổi nhận thức; tích cực, chủ động hơn trong mọi công việc, nhất là phát triển kinh tế, góp phần khẳng định vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình. Hiện thôn Làng Chưng chỉ còn 4 hộ nghèo; thu nhập trung bình đạt 35 triệu đồng/người/năm. Những năm gần đây, trong thôn xuất hiện nhiều ngôi nhà mới khang trang, đầy đủ tiện nghi; trẻ em được học tập đầy đủ. Thôn hiện có 5 học sinh đang học hệ cao đẳng, trong đó 3 nữ giới.

Mong muốn có con trai nên dù đã sinh 4 con gái, anh B. V. T, thôn Làng Chưng vẫn dự định sinh tiếp. Biết được suy nghĩ, mong muốn của anh T., thành viên Tổ truyền thông cộng đồng thôn đã tới gia đình để trò chuyện, động viên. Ngoài việc tuyên truyền các quy định, chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác dân số, các thành viên còn dùng chính câu chuyện thực tế ở thôn, ở xã có liên quan để phân tích cho anh T. và người thân hiểu, dừng việc sinh con tiếp để tập trung nuôi, dạy các con khôn lớn. Hiểu được vấn đề, anh T. đã đưa vợ tới Trạm Y tế xã để thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Anh cũng chăm chỉ lao động, chia sẻ việc nhà để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Trước đó, Tổ truyền thông cộng đồng thôn đã nắm bắt, vận động thành công 1 trường hợp dừng tổ chức cưới khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Những năm trước, ở thôn vẫn có một số trường hợp tảo hôn; việc tổ chức đám hiếu, đám hỷ hay các nghi lễ truyền thống còn kéo dài, tốn kém chi phí. Xây dựng nếp sống văn minh, người dân trong thôn đã tự giác giảm bớt lễ vật, thời gian tổ chức, tiết kiệm chi phí cho gia chủ. Đặc biệt, người dân trong thôn không còn kéo dài thời gian thực hiện tục “làm dâu, làm rể” mà cho các cặp vợ chồng trẻ tự lựa chọn nơi ở phù hợp với mong muốn, hoàn cảnh, điều kiện công việc, sản xuất.

dsc-0327.jpg
Anh Trần Văn Máy, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ truyền thông cộng đồng thôn trao đổi, nắm bắt kịp thời các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em

Tổ truyền thông cộng đồng thôn Làng Chưng có 10 thành viên. Các thành viên trong tổ được tham gia các lớp tập huấn, giao lưu tại tỉnh, huyện để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động kiểm tra, giám sát…

Từ đầu năm đến nay, tổ truyền thông đã phối hợp với thôn và các đoàn thể tổ chức được 5 buổi tuyên truyền với các hình thức: tọa đàm, thảo luận nhóm, truyền thông tương tác… Trong đó, điểm nhấn là cán bộ Hội Phụ nữ xã đã hướng dẫn tổ tập luyện, biểu diễn các vở kịch liên quan đến bình đẳng giới với những tình tiết gần gũi, sinh động giúp thu hút và nâng cao hiệu quả truyền thông. Từ đó, góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng, đẩy lùi hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa.

Tổ truyền thông cộng đồng cũng tích cực theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề phát sinh liên quan đến phụ nữ, trẻ em để có biện pháp giải quyết, giúp đỡ kịp thời. Kết quả, trong năm 2024, trong thôn không xảy ra tảo hôn, bạo lực gia đình. Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Sơn Hải cũng phối hợp với tổ truyền thông để trực tiếp hướng dẫn gia đình hội viên, phụ nữ sắp xếp đồ đạc trong gia đình, xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm… giúp cải tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

dsc-0322.jpg
dsc-0315.jpg
Hội viên, phụ nữ trong thôn cải tạo nhà ở, khu bếp.

Với những tác động tích cực từ Dự án 8, phụ nữ thôn Làng Chưng ngày càng mạnh dạn, tự tin, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong gia đình, xã hội, xây dựng cuộc sống mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm: Nữ Bí thư Chi bộ người Nùng năng động, nhiệt huyết

Tọa đàm: Nữ Bí thư Chi bộ người Nùng năng động, nhiệt huyết

Chị Lù Thị Thơm là Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Sín Chải, xã Na Hối, huyện Bắc Hà. Những năm qua, phát huy vai trò của mình, chị Thơm đã thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, trở thành tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong cộng đồng. Mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ người phụ nữ năng động, nhiệt huyết này!

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

Ông Nhất là người dân tộc Dao. Vợ chồng ông đẻ liên tục 6 người con gái nên ông Nhất rất bất mãn, chán nản. Ông cho rằng bản thân đã nhiều tuổi mà vẫn phải dắt trâu đi cày, đi bừa, không có người làm thay, cũng không có người nối dõi tông đường là điều nhục nhã. Vì vậy, ông luôn cho rằng đẻ con gái không đem lại lợi ích gì. Thế nhưng, sự xuất hiện của thanh niên tên Sính và chuỗi chuyện xảy ra với con gái đã khiến ông phải suy nghĩ lại.

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp phụ nữ phát huy khả năng, vươn lên khẳng định mình. Tại Lào Cai, các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ, trong đó có Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại nhiều đổi thay ở các bản làng, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số vượt qua định kiến, vượt lên chính mình.

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Những hoạt động đến từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại luồng gió mới với nhiều đổi thay trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai đã chủ động tiếp thu các nội dung của Dự án 8; xây dựng các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch triển khai hoạt động. Có 4/8 chỉ tiêu đã hoàn thành giai đoạn I, gồm: Tổ truyền thông cộng đồng; Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; Tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới Chương trình 2 và Tập huấn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới. Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động với một số kết quả nổi bật:

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Những năm trước, vùng Dự án 8 (thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) tại huyện Bảo Thắng vẫn là điểm lõm của các vấn đề xã hội cần giải quyết như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Sau hơn 2 năm triển khai Dự án 8 "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Hội Phụ nữ các cấp triển khai, mọi sự đã thay đổi một cách tích cực, thiết thực và rõ rệt.

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát đã vượt qua nhiều hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, dần khẳng định mình và trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý - Sần Thó Mơ chính là một trong những người có đóng góp không nhỏ cho hành trình vươn lên của phụ nữ Hà Nhì nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung ở vùng cao Y Tý.

Quyền “được lấy người mình yêu”

Quyền “được lấy người mình yêu”

Thôn An những ngày cuối năm bình yên như chính cái tên của mình. Khói chiều quẩn lên không trung từ những căn bếp nhỏ nằm xen bên những mảnh ruộng khô mùa đất nghỉ, hòa vào những đám sương bảng lảng gọi mùa đông tới. Độ hơn chục năm về trước, những ngày như thế này chính là thời điểm lý tưởng để nam thanh niên thôn An đi... bắt vợ.

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

Đóng góp vào những kết quả chung trong triển khai Dự án 8 trên địa bàn thôn An Thành, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) thời gian qua có một phần đóng góp của chị Mã Thị Tươi, Trưởng Ban Công tác Mặt trận, nhân viên y tế thôn An Thành. Công việc vốn thầm lặng nhưng cũng nhiều khó khăn, ngoài trách nhiệm rất cần sự nhiệt huyết để chị Tươi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Cũng như các địa phương khác, Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai tại thị xã Sa Pa 3 năm nay. Với những nội dung, hoạt động hiệu quả, thiết thực, dự án giúp người dân dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Thành lập câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là hoạt động quan trọng thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”.

fb yt zl tw